Xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Riêng về các loại thực phẩm và đồ ăn ở nước ta là vô cùng phong phú, đa dạng tuy nhiên yếu tố sức khỏe vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ đó; đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ ăn, thức uống thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phải luôn đặt lên hàng đầu. Trong bài viết này; VNNA xin giới thiệu tới Quý đọc giả các thông tin cần thiết để xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết! 

Căn cứ pháp lý

  • Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2018).
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Điều kiện được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại; nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc; xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bị phạt bao nhiêu? 

Trong trường hợp nếu cơ sở sản xuất/ kinh doanh không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ buộc ngừng kinh doanh. Bên cạnh đó cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Mức phạt là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng với tổ chức.

Ngoài ra, nếu không xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm còn có nhiều hình phạt bổ sung như:

  • Cơ sở kinh doanh phải tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ thực phẩm liên quan;
  • Nếu hành vi mang tính chất nguy hiểm gây ngộ độc cho nhiều người thì có thể bị xử lý hình sự phạt tù đến 20 năm. Mức phạt này được quy định theo Điều 317 Bộ Luật hình sự sửa đổi mới nhất 2017.
Xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
  • Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
  • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
  • Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
  • Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
  • Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả 

Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ; cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép. Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố sẽ cấp cho các trường hợp gồm: Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng trung ương và thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng quận; huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên; Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện; khu chế xuất, khu công nghiệp; Bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
  • UBND các quận, huyện, hoặc các cơ quan chức năng được ủy quyền sẽ cấp cho các loại hình sau: Dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do quận; huyện cấp, hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô cung cấp từ 100-300 suất ăn/ngày; Bếp ăn tập thể ở các trường mẫu giáo, tiểu học; trung học cơ sở; trung học phổ thông; Dịch vụ nấu thuê đám tiệc di động.
  • UBND phường, xã, thị trấn: thì cấp giấy chứng nhận cho dịch vụ ăn uống có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công suất cung cấp dưới 100 suất ăn/ngày.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của VNNA

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp như:

  • Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty cho khách hàng từ A-Z
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo thông tin khách hàng cung cấp;
  • Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
  • Tư vấn và tiến hành thay đổi địa điểm kinh doanh, thay đổi các thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng pháp lý, điều lệ công ty,…
  • Xin cấp các loại giấy phép con như: giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép tư vấn du học,…

Trên đây là tư vấn của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hay giải đáp các thắc mắc liên quan đến giấy phép hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288