Pháp luật quy định về điều kiện tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp để chứng minh sự nỗ lực trong việc tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức, của cải đã bỏ ra. Đây chính là yếu tố cơ bản để xác định kiểu dáng công nghiệp được xếp vào nhóm đối tượng sáng tạo trong các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. VNNA mời bạn đọc tham khảo bài viết: “Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
Nội dung tư vấn
Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
- Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật Sở hữu trí tuệ:
“Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.”
Về cơ bản có thể hiểu điều kiện của tính sáng tạo đối với kiểu dáng công nghiệp đó là: không thể tạo ra một cách dễ dàng.
Việc đánh giá, thẩm định về yêu cầu kiểu dáng công nghiệp không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng sẽ được cân nhắc trên các yếu tố cụ thể của từng vụ việc trên thực tế. Tuy nhiên có thể hiểu người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng được xác định là người có kiến thức, hiểu biết cơ bản đối với hoạt động sáng tạo, thiết kế các kiểu dáng cần thẩm định.
Trong trường hợp kiểu dáng của sản phẩm được tạo ra chỉ đơn thuần từ sắp xếp, bố trí một cách đơn giản các yếu tố cấu thành như màu sắc, hình khối, đường nét của người có hiểu biết trung bình thì kiểu dáng công nghiệp đó không đáp ứng điều kiện về tính sáng tạo. Ví dụ: kiểu dáng hình lập phương có viền bao quanh, trang trí bằng hình vẽ những bông hoa hồng được thuê tay không thể được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm vỏ gối được. Bởi vì bất kỳ người thợ may nào hoặc người có khả năng may đều có khả năng tạo ra được kiểu dáng này để trang trí, tạo mẫu cho vỏ gối.
Bên cạnh đó, việc tạo ra kiểu dáng một cách dễ dàng còn có thể được thể hiện thông qua việc sáng tạo kiểu dáng từ các hoạt động như:
- Mô phỏng hình dáng bên ngoài của các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Ví dụ: hình con kì lân để tạo hình bánh trung thu không thể được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp;
- Sử dụng các hình học cơ bản, ví dụ: hình chữ nhật màu hồng không thể được bảo hộ là kiểu dáng túi xách
- Sao chép hoàn toàn hoặc một phần hình dạng của cấc công trình nhân tạo (đài phun nước, tháp truyền hình….)
Trên thực tế, tại Việt Nam có một số kiểu dáng như gói mì tôm, vỏ hộp dầu gió… vẫn có thể được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Qua đó, có thể thấy việc xem xét, đánh giá “việc dễ dàng tạo ra” của một kiểu dáng công nghiệp phụ thuộc nhiều vào ý kiến mang tính chủ quan của người thẩm định. Bởi việc xác định một kiểu sáng có dễ dàng tạo ra hay không mang nhiều yếu tố định tính hơn định lượng hoặc có thể xác định thông qua các thông số kĩ thuật cụ thể. Bởi vì bản chất của kiểu dáng công nghiệp là được bảo hộ về sự sáng tạo về giá trị thẩm mĩ – giá trị không thể xác định tiêu chí rõ ràng để đánh giá.
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến kiểu dáng công nghiệp như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng;
- Thực hiện tra cứu kiểu dáng công nghiệp và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho kiểu dáng;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại kiểu dáng dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của VNNA cho các doanh nghiệp, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288