Thực trạng hành vi chiếm đoạt quyền tác giả

Thực trạng hành vi chiếm đoạt quyền tác giả

Thực trạng hành vi chiếm đoạt quyền tác giả

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng ngày càng có xu hướng gia tăng. Thực trạng này tại Việt Nam diễn ra khá phổ biến, rộng rãi và ngày càng trở nên phức tạp. Trong bài viết dưới đây, VNNA sẽ phân tích về vấn đề “Thực trạng hành vi chiếm đoạt quyền tác giả” Hy vọng bài viết cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho các Quý đọc giả. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 

Nội dung cần tư vấn

Thế nào là chiếm đoạt quyền tác giả của người khác?

Chiếm đoạt quyền tác giả của người khác là hành vi sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi pháp luật sở hữu trí tuệ một cách trái phép, xâm phạm đến quyền tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Quyền nhân thân bao gồm các quyền

  • Quyền được đặt tên cho tác phẩm: tác giả của tác phẩm hoàn toàn có quyền tự đặt tên cho chính tác phẩm của mình, tuy nhiên nếu tác phẩm đó được dịch từ ngôn ngữ này sang các ngôn ngữ khác thì tác giả tác phẩm không được quyền tự ý đặt tên khác cho tác phẩm được dịch đó.
  • Quyền được đứng tên thật hoặc đứng tên bút danh trên tác phẩm của chính mình; quyền được nêu tên thật hoặc nêu tên bút danh khi tác phẩm của chính mình được công bố, sử dụng.
  • Quyền được công bố tác phẩm hoặc quyền cho phép người khác công bố tác phẩm: chính là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc là các cá nhân, tổ chức khác mà được sự đồng ý của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hành vi phát hành tác phẩm đến với toàn công chúng với số lượng của bản sao hợp lý nhằm mục đích đáp ứng được những nhu cầu của công chúng tùy thuộc vào bản chất của tác phẩm.
  • Quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm của chính mình không cho phép những người khác xuyên tạc; không cho phép những người khác tự ý sửa đổi hay tự ý cắt xén tác phẩm của mình dưới bất kỳ một hình thức nào mà gây phương hại đến cả danh dự và uy tín của chính mình.
Thực trạng hành vi chiếm đoạt quyền tác giả
Thực trạng hành vi chiếm đoạt quyền tác giả

Quyền tài sản bao gồm các quyền

  • Quyền làm tác phẩm phái sinh: tác phẩm phái sinh được hiểu chính là tác phẩm mà được tác giả sáng tạo dựa trên các cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm mà đã có sẵn thông qua hành vi dịch từ ngôn ngữ này sang các ngôn ngữ khác, qua hành vi phóng tác, biên soạn hay là chú giải, tuyển chọn, cải biên hoặc là chuyển thể nhạc, các chuyển thể khác.
  • Quyền được biểu diễn tác phẩm của mình trước công chúng bằng các phương thức trực tiếp hoặc là gián tiếp mà thông qua những bản ghi âm, bản ghi hình hoặc là thông qua bất kỳ một phương tiện kỹ thuật nào khác tại các địa điểm mà toàn công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng lại không được phép tự do trong các việc lựa chọn thời gian và từng phần của tác phẩm
  • Quyền được sao chép thông qua những phương thức trực tiếp hoặc phương thức gián tiếp toàn bộ hoặc là một phần tác phẩm dưới bất kỳ một phương tiện hoặc là một hình thức nào, trừ các trường hợp mà các cá nhân, tổ chức khác thực hiện sao chép tác phẩm chỉ nhằm vào mục đích thực hiện các quyền khác theo đúng quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì những đối tượng đó không phải cần có sự cho phép của các tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả (ví dụ như sao chép nhằm mục đích nghiên cứu khoa học,…); sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ.
  • Quyền được phân phối hay nhập khẩu nhằm phân phối đến toàn bộ công chúng thông qua các hình thức bán hoặc các hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc hay bản sao của các tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ những trường hợp các cá nhân hay tổ chức khác thực hiện các hành vi phân phối lần tiếp theo hoặc là nhập khẩu nhằm mục đích phân phối đối với các bản gốc, các bản sao của tác phẩm mà đã được các chủ sở hữu của quyền tác giả thực hiện hoặc được sự cho phép thực hiện những việc phân phối thì không cần phải có sự cho phép của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Quyền được phát sóng, được truyền đạt đến toàn bộ công chúng các tác phẩm bằng những phương tiện như phương tiện hữu tuyến, vô tuyến hay mạng thông tin điện tử hoặc bằng bất kỳ một phương tiện kỹ thuật khác.
  • Quyền được cho thuê bản gốc hoặc cho thuê bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
  • Ngoài những hành vi chiếm đoạt quyền tác giả (xâm phạm quyền nhân thân, quyền tài sản) đã phân tích ở trên thì pháp luật còn quy định những hành vi sau đây cũng là những hành vi chiếm đoạt quyền tác giả:
  • Những cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc là thực hiện không đầy đủ những nghĩa vụ trong trường hợp những đối tượng này sử dụng các tác phẩm mà đã công bố những không phải xin phép và không phải trả tiền về nhuận bút thù lao nhưng lại làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm hay gây phương hại đến các quyền tác giả hoặc là các trường hợp sử dụng các tác phẩm mà đã công bố mà các tác phẩm đó theo quy định là phải trả tiền nhuận bút thù lao nhưng các cá nhân, tổ chức đó lại tự ý sử dụng mà không trả tiền về nhuận bút, thù lao.

Thực trạng hành vi chiếm đoạt quyền tác giả

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ tháng 7-2006 cho đến tháng 6-2012 các Tòa án chỉ thụ lý được 92 vụ án tranh chấp về quyền tác giả. Số vụ việc còn quá hạn chế này cho thấy, các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ còn e ngại việc khởi kiện ra Tòa án mà thay vào đó, họ chọn việc xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính. Xuất phát từ (i) tính mất cân xứng của luật nội dung về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, (ii) những bất cập của pháp luật về tố tụng đối với việc giải quyết các vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, và (iii) sự non kém về năng lực chuyên môn của các cán bộ xét xử, hệ quả là tòa án chưa thực sự trở thành kênh giải quyết thuyết phục, ưa chuộng đối với các tranh chấp về tác quyền.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng các tranh chấp, vi phạm quyền tác giả ngày một gia tăng.

  • Một là, hành vi xâm phạm quyền tác giả luôn tạo ra “siêu lợi nhuận” nên hấp dẫn nhiều đối tượng tham gia trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Hai là, trong quá trình hội nhập, nhiều người tiêu dùng ưa lựa chọn những tác phẩm giả “như thật” mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng tình trạng này, việc có không ít chủ thể thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, sao chụp, mô phỏng, giành giật thị trường trở thành hiện tượng phổ biến. Đó cũng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tranh chấp quyền tác giả.
  • Ba là, phần lớn các chủ sở hữu trí tuệ chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, chưa chủ động đăng ký bảo hộ quyền tác giả để dễ dàng bảo vệ lợi ích của mình.
  • Bốn là, các quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ còn chưa tập trung

Dịch vụ đăng ký quyền tác giả của VNNA

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác giả như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng;
  • Thực hiện đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm tại Cục bản quyền.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Đăng ký quyền tác giả, hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288