Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Cũng tương tự như việc thành lập chi nhánh, các công ty ngày càng phát triển đều có nhu cầu thành lập một văn phòng đại diện. Nhìn chung, văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Vậy thủ tục thành lập văn phòng đại diện như thế nào? Vấn đề này sẽ được VNNA giải đáp trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi! 

Căn cứ pháp lý

  • Luật thương mại năm 2005
  • Luật Quản lý ngoại thương năm 2017
  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật Đầu tư 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Thông tư 47/2019/TT – BTC

Nội dung tư vấn

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

  • Thông báo lập văn phòng đại diện;
  • Biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện (Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên);
  • Quyết định thành lập văn phòng đại diện;
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện nếu người đứng đầu văn phòng đại diện không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
  • 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện;
  • Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
  • 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ.

Trường hợp doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nước ngoài: 

  • Thực hiện thủ tục thành lập theo quy định tại nước sở tại.
  • Doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
  • Công ty chỉ phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối để chuyển tiền ra nước ngoài cho văn phòng hoạt động.
  • Sau khi có giấy phép tại nước ngoài nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty có trụ sở chính để cập nhật thông tin trên Cổng đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện 

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên để hoàn thiện hồ sơ thành lập văn phòng đại diện. Bao gồm: Soạn thảo hồ sơ và ký hồ sơ thành lập văn phòng đại diện. 

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện được nộp tại: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh thành phố nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở.

Nộp lệ phí công bố để công bố thông tin văn phòng đại diện trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ và trả kết quả 

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.
  • Trường hợp doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nước ngoài: Sau khi doanh nghiệp có giấy phép hoạt động tại nước ngoài, doanh nghiệp nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký kinh doanh. Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập văn phòng đại diện

  • Treo biển tại văn phòng đại diện
  • Biển hiệu có các thông tin: Tên văn phòng đại diện, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, cơ quan chủ quản.
  • Thay đổi thông tin văn phòng đại diện
  • Nếu có bất cứ thay đổi nào có liên quan đến nội dung hoạt động và nội dung thể hiện trên Giấy chứng nhận hoạt động của văn phòng đại diện phải làm thủ tục thay đổi.
  • Thủ tục thay đổi văn phòng đại diện được thực hiện tại: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Lưu ý khi thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện 

Chức năng của văn phòng đại diện 

  • Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, do đó, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh, phát sinh doanh thu.
  • Chức năng chính của văn phòng đại diện là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới.
  • Doanh nghiệp muốn thực hiện thăm dò thị trường, hoặc quảng bá thương hiệu tới các tỉnh thành ngoài tỉnh thành đang đặt trụ sở nên thành lập văn phòng đại diện.
  • Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện các công việc xúc tiến, giao dịch thay cho công ty mẹ.

Để thuận tiện cho việc ký các hồ sơ, giấy tờ phục vụ hoạt động của văn phòng đại diện nên khắc con dấu của văn phòng đại diện.

Ưu, nhược điểm khi thành lập văn phòng đại diện 

Ưu điểm của văn phòng đại diện

  • Ưu điểm lớn nhất của văn phòng đại diện là không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế cũng như không phải nộp thuế môn bài.
  • Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại điện cùng tỉnh thành phố hoặc khác tỉnh thành phố đều được;
  • Doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài.

Nhược điểm của văn phòng đại diện

  • Không phát sinh được việc kinh doanh tại văn phòng đại diện;
  • Khi thay đổi trụ sở văn phòng đại diện sang quận khác vẫn phải thực hiện xác nhận nghĩa vụ thuế tại Chi cục thuế nơi có địa chỉ cũ.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của VNNA

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp  như: 

  • Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty cho khách hàng từ A-Z
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo thông tin khách hàng cung cấp;
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký và nhận kết quả gửi cho khách hàng;
  • Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
  • Trực tiếp tư vấn và bàn giao kết quả cho khách hàng tại địa chỉ khách hàng yêu cầu 
  • Khách hàng không phải đi lại dù chỉ 1 lần trong quá trình thành lập doanh nghiệp;
  • Khách hàng được sử dụng miễn phí 1 số dịch vụ sau khi thành lập công ty tại VNNA

Trên đây là tư vấn của VNNA về “Thủ tục thành lập văn phòng đại diện ”, nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288