Thành lập công ty sẽ giúp khách hàng mở rộng được quy mô kinh doanh, sử dụng được nhiều người lao động, huy động được các nguồn vốn dễ dàng và qua đó sẽ thúc đẩy được lợi nhuận từ việc kinh doanh hơn là các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ. Vậy thủ tục thành lập công ty ra sao? Hồ sơ cần chuẩn bị những gì? Hay có cần nộp các lệ phí gì không? … Tất cả các vấn đề đó sẽ được VNNA giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22 của Luật Doanh nghiệp 2020, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên
- Bản sao giấy tờ pháp lý của từng thành viên
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp là nhà đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên
- Bản sao các giấy tờ sau đây: (1) Giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; (2) Giấy tờ pháp lý của tổ chức trong trường hợp thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài cần có bản sao giấy tờ pháp lý đã được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây: (1) Giấy tờ pháp lý của cá nhân nếu cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; (2) Giấy tờ pháp lý của tổ chức nếu cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nơi nộp hồ sơ:
Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký kinh doanh, tổ chức, cá nhân cần nộp hồ sơ đến: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty.
Hình thức nộp hồ sơ: Theo khoản 1 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân làm thủ tục đăng ký kinh doanh có thể nộp hồ sơ theo một trong ba hình thức:
- Nộp trực tiếp
- Nộp qua đường bưu điện
- Nộp online qua mạng.
Bước 3: Nộp lệ phí
Một trong những bước quan trọng khi thực hiện thủ tục thành lập công ty là song song với việc nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân phải nộp lệ phí đăng ký kinh doanh.
Theo khoản 37 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, phí, lệ phí đăng ký kinh doanh có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Mức lệ phí:
Căn cứ Thông tư 47/2019/TT-BTC, các khoản phí và lệ phí mà tổ chức, cá nhân phải nộp bao gồm:
STT | Tên loại phí, lệ phí | Mức thu lệ phí (đồng/lần) |
1 | Lệ phí đăng ký kinh doanh | 50.000 |
2 | Phí công bố thông tin | 100.000 |
*Ghi chú: Trường hợp đăng ký kinh doanh qua mạng hoặc thành lập công ty trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ được miễn 02 khoản phí, lệ phí trên.
Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Theo khoản 5 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được cấp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Ngành, nghề kinh doanh không bị cấm;
- Tên của doanh nghiệp đặt đúng quy định;
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ;
- Nộp đủ phí và lệ phí theo quy định.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của VNNA
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ VNNA với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp như:
- Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty cho khách hàng từ A-Z
- Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo thông tin khách hàng cung cấp;
- Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký và nhận kết quả gửi cho khách hàng;
- Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
- Trực tiếp tư vấn và bàn giao kết quả cho khách hàng tại địa chỉ khách hàng yêu cầu
- Khách hàng không phải đi lại dù chỉ 1 lần trong quá trình thành lập doanh nghiệp;
- Khách hàng được sử dụng miễn phí 1 số dịch vụ sau khi thành lập công ty tại VNNA
Trên đây là tư vấn của VNNA về “Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288