Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế. Tuy nhiên có thể vì một lý do nào đó, mà chủ thể không muốn thực hiện việc bảo hộ nữa thì pháp luật hoàn toàn cho phép thực hiện điều này thông qua các quy định về việc rút đơn đăng ký sáng chế. Vậy thời điểm nào có thể rút đơn đăng ký sáng chế và thủ tục ra sao? Tất cả vấn đề này sẽ được VNNA giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Quy định về vấn đề rút đơn đăng ký sáng chế
Điều 116 Luật sở hữu trí tuệ có quy định về vấn đề này như sau:
1. Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có quyền tuyên bố rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng văn bản do chính mình đứng tên hoặc thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu giấy ủy quyền có nêu rõ việc ủy quyền rút đơn.
2. Từ thời điểm người nộp đơn tuyên bố rút đơn, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó sẽ bị chấm dứt; các khoản phí, lệ phí đã nộp liên quan đến những thủ tục chưa bắt đầu tiến hành được hoàn trả theo yêu cầu của người nộp đơn.
3. Mọi đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đã rút hoặc bị coi là đã rút nếu chưa công bố và mọi đơn đăng ký nhãn hiệu đã rút đều được coi là chưa từng được nộp, trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên trước thời điểm đơn đăng ký sáng chế được cấp hoặc bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn có quyền yêu cầu rút đơn.
Chủ đơn có thể trực tiếp xin rút đơn bằng văn bản do chính mình đứng tên hoặc thông qua tổ chức/cá nhân là đại diện sở hữu công nghiệp. Trường hợp nộp thông qua Đại diện, giấy uỷ quyền phải nêu rõ việc uỷ quyền rút đơn.
Thủ tục rút đơn đăng ký sáng chế
Sau khi văn bản yêu cầu rút đơn được nộp, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét, thẩm định và ra Quyết định về việc rút đơn đăng ký sáng chế:
- Trường hợp có căn cứ khẳng định về tính hợp pháp của yêu cầu rút đơn, thẩm định viên ra Quyết định về việc chấp nhận yêu cầu rút đơn. Khi đó, các thủ tục liên quan đến đơn đăng ký sẽ bị chấm dứt hoàn toàn.
- Trường hợp có căn cứ khẳng định việc yêu cầu rút đơn không hợp pháp, thẩm định viên sẽ ra Thông báo từ chối về việc rút đơn của chủ đơn, trong đó nêu rõ lý do Cục Sở hữu trí tuệ không chấp nhận rút đơn đăng ký sáng chế. Khi nhận được thông báo này, tùy vào nội dung từ chối, chủ đơn phải làm công văn trả lời Cục Sở hữu trí tuệ để khắc phục những thiếu sót. Nếu khắc phục được những thiếu sót đó, chủ đơn sẽ nhận được Quyết định chấp nhận yêu cầu rút đơn.
Từ thời điểm Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận việc rút đơn, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó sẽ bị chấm dứt.
Lưu ý khi thực hiện thủ tục rút đơn đăng ký sáng chế
Thời gian thẩm định: Thông thường, kể từ ngày nộp văn bản yêu cầu rút đơn, khoảng 01-02 tháng chủ đơn sẽ nhận được thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ.
Phí, lệ phí cho việc rút đơn: chủ đơn không mất phí cho việc rút đơn đăng ký nhãn hiệu.
Trong văn bản yêu cầu rút đơn, chủ đơn cần ghi rõ thông tin đơn của mình như: Số đơn; ngày nộp đơn; nhóm hàng hóa /dịch vụ; thông tin chủ đơn (Tên; địa chỉ; email, số điện thoại); nội dung cụ thể về việc rút đơn đăng ký nhãn hiệu.
Trường hợp văn bản rút đơn có sai sót và chủ đơn không khắc phục thiếu sót đó trong đúng thời hạn yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ, việc rút đơn sẽ bị từ chối chấp nhận.
Mọi đơn đăng ký sáng chế đã rút hoặc bị coi là đã rút nếu chưa công bố đều được coi là chưa từng được nộp, trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên; cho nên bạn nên cân nhắc suy nghĩ kỹ về việc rút đơn.
Dịch vụ rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
VNNA với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như:
- Tư vấn thủ tục rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp cho khách hàng;
- Tư vấn về tài liệu, hồ sơ cần chuẩn bị khi tiến rút đơn đăng ký;
- Tư vấn về hậu quả pháp lý của việc rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp cho khách hàng;
- Soạn thảo hồ sơ, ký và nộp hồ sơ rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại Cục SHTT;
- Tư vấn các vấn đề tiếp theo (nếu có) theo yêu cầu của khách hàng;
Dịch vụ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan sáng chế/giải pháp hữu ích như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế/ giải pháp hữu ích nói riêng;
- Thực hiện tra cứu sáng chế/ giải pháp hữu ích và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho sáng chế/ giải pháp hữu ích;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại sáng chế/ giải pháp hữu ích định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích tại Việt Nam và quốc tế;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ;
- Xử lý xâm phạm quyền và các vấn đề liên quan,
Trên đây là tư vấn của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288