Thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ

Thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ

Thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ

Để một sáng chế/giải pháp hữu ích được bảo hộ phải trải qua nhiều bước cũng như thời gian khá dài. Tuy nhiên; sau khi đã nhận được văn bằng bảo hộ rồi, các chủ thể cũng cần phải quan tâm đến một số các thủ tục khác tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Ví dụ: VBBH chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian nhất định; nên cần thực hiện thủ tục gia hạn. Hay VBBH có sai sót thì thực hiện sửa đổi, bị mất VBBH thì thực hiện xin cấp lại;… Tất cả những vấn đề đó sẽ được IP Ngọc Anh giới thiệu trong bài viết dưới đây. Mời quý đọc giả cùng theo dõi! 

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)

Nội dung tư vấn

Thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ

Thủ tục thứ nhất liên quan đến văn bằng bảo hộ (duy trì hiệu lực VBBH)

Văn bằng bảo hộ có hiệu lực bao lâu? 

Bằng độc quyền Sáng chế có hiệu lực kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn/ngày nộp đơn quốc tế. Hiệu lực bảo hộ cần được duy trì hàng năm.

Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích có hiệu lực kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn/ngày nộp đơn quốc tế. Hiệu lực bảo hộ cần được duy trì hàng năm.

Để được duy trì hiệu lực VBBH, trong vòng 06 tháng trước khi kết thúc kỳ hạn hiệu lực chủ VBBH phải nộp yêu cầu duy trì hiệu lực, Đơn duy trì hiệu lực có thể nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực và chủ VBBH phải nộp thêm lệ phí duy trì hiệu lực muộn.

Hồ sơ yêu cầu duy trì hiệu lực

  • Tờ khai yêu cầu duy trì hiệu lực (theo mẫu 02-GH/DTVB tại Phụ lục C của Thông tư 01);
  • Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;
  • Tài liệu khác (nếu cần).

– Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

– Kết quả thực hiện: Ra Thông báo ghi nhận duy trì hiệu lực VBBH và công bố trên công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối duy trì hiệu lực VBBH

Phí, lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ 

+ Lệ phí duy trì hiệu lực: 100.000 đồng/điểm

+ Lệ phí duy trì hiệu lực muộn: 10% lệ phí duy trì/mỗi tháng nộp muộn

+ Phí thẩm định yêu cầu duy trì: 160.000 đồng/VBBH

+ Phí sử dụng VBBH (theo năm):

  • Năm 1 -2: 300.000 đồng/năm/điểm
  • Năm 3-4: 500.000 đồng/năm/điểm
  • Năm 5-6: 800.000 đồng/năm/điểm
  • Năm 7-8: 1.200.000 đồng/năm/điểm
  • Năm 9-10: 1.800.000 đồng/năm/điểm
  • Năm 11-13: 2.500.000 đồng/năm/điểm
  • Năm 14-16: 3.300.000 đồng/năm/điểm
  • Năm 17-20: 4.200.000 đồng/năm/điểm

+ Phí công bố Thông báo ghi nhận duy trì: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ thông tin duy trì hiệu lực: 120.000 đồng/VBBH

Thủ tục thứ hai liên quan đến văn bằng bảo hộ (cấp phó bản/cấp lại)

Cấp phó bản VBBH trong trường hợp quyền SHCN thuộc sở hữu chung, VBBH được cấp cho chủ sở hữu đầu tiên trong danh sách, các chủ sở hữu chung khác có thể yêu cầu cấp phó bản và phải nộp phí dịch vụ cấp phó bản.

Cấp lại VBBH khi văn bằng bị mất, hỏng, rách, bẩn phai mờ đến mức không sử dụng được, bị tháo rời không giữ được dấu niêm phong.

Hồ sơ yêu cầu cấp phó bản/cấp lại VBBH 

  • Tờ khai yêu cầu cấp phó bản/cấp lại VBBH (theo mẫu 03-PBVB/GCN tại Phụ lục C của Thông tư 01);
  • Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;
  • Tài liệu khác (nếu cần).

Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

Kết quả thực hiện: Ra Quyết định cấp phó bản/cấp lại VBBH và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối cấp phó bản/cấp lại VBBH. Trả văn bằng cấp phó bản/cấp lại cho chủ sở hữu.

Phí, lệ phí:

  • Phí công bố Quyết định cấp phó bản/cấp lại VBBH: 120.000 đồng/đơn
  • Phí đăng bạ Quyết định cấp phó bản/cấp lại VBBH: 120.000 đồng/VBBH
  • Phí dịch vụ (tạm thời chưa thu, chờ đến khi có quy định cụ thể sẽ thu sau)

Thủ tục thứ ba liên quan đến văn bằng bảo hộ (sửa đổi VBBH)

Sửa đổi VBBH khi có sự thay đổi thông tin về tên/địa chỉ của chủ VBBH; thay đổi thông tin về tên, quốc tịch của tác giả; thay đổi chủ VBBH (chuyển dịch quyền sở hữu do thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia tách, hợp nhất….).

Yêu cầu ghi nhận thay đổi tổ chức đại diện SHCN.

Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ: giảm bớt một hoặc một số điểm độc lập hoặc phụ thuộc trong phạm vi yêu cầu bảo hộ.

Hồ sơ cần chuẩn bị 

Hồ sơ yêu cầu sửa đổi VBBH gồm:

  • Tờ khai yêu cầu sửa đổi VBBH (theo mẫu 01-SĐVB tại Phụ lục C của Thông tư 01);
  • Bản gốc VBBH;
  • Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền);
  • Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của các cơ quan có thẩm quyền khác);Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi;
  • Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;
  • Tài liệu khác (nếu cần).

Thời gian thực hiện 

– Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

Nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ, phải tiến hành thẩm định lại. Thời hạn thẩm định lại: đối với sáng chế không quá 12 tháng

Trường hợp phức tạp thời hạn thẩm định phải kéo dài, tuy nhiên cũng không quá thời hạn thẩm định lần đầu.

– Kết quả thực hiện: Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN. Cập nhật nội dung chuyển nhượng vào bản gốc VBBH nếu hợp đồng được đăng ký và trả văn bằng cho Người nộp đơn.

Phí và lệ phí sửa đổi

  • Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi VBBH: 160.000 đồng/VBBH
  • Phí công bố Quyết định sửa đổi VBBH: 120.000 đồng/đơn
  • Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi (nếu có): 60.000 đồng /hình
  • Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi VBBH: 120.000 đồng/VBBH
  • Phí thẩm định lại (nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ): tương ứng với phí thẩm định lần đầu: 720.000 đồng/điểm

Thủ tục thứ tư liên quan đến văn bằng bảo hộ (chấm dứt hiệu lực) 

Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực khi chủ VBBH tuyên bố từ bỏ quyền SHCN. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét và ra Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ VBBH.

– Hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH gồm:

  • Tờ khai chấm dứt hiệu lực VBBH (theo mẫu 04-CDHB tại Phụ lục C của Thông tư 01);
  • Văn bản thuyết minh lý do yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH;
  • Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;
  • Tài liệu khác (nếu cần).

Thời hạn thẩm định: 10 ngày kể từ ngày nộp đơn. Kết quả thực hiện: Ra Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH và công bố trên Công báo SHCN hoặc Thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực VBBH.

– Phí, lệ phí:

  • Lệ phí yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH: 50.000 đồng/đơn
  • Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH: 180.000 đồng/VBBH
  • Phí công bố Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH: 120.000 đồng/đơn
  • Phí đăng bạ Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH: 120.000 đồng/VBBH

Dịch vụ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến sáng chế và giải pháp hữu ích như:

  • Tư vấn khả năng bảo hộ của sáng chế/giải pháp hữu ích
  • Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích
  • Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung thay đổi sản phẩm cho phù hợp
  • Thực hiện tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký
  • Thay mặt khách hàng trên cơ sở giấy ủy quyền tiến hành các thủ tục cần thiết để nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;
  • Theo dõi đơn đăng ký sau khi được nộp và thông báo đến khách hàng từng giai đoạn thẩm định đơn đăng ký sáng chế;
  • Trả lời thông báo hoặc nhận thông báo, quyết định từ cơ quan đăng ký liên quan đến sáng chế đăng ký
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký sáng chế và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ;
  • Tư vấn và đại diện khách hàng tiến hành đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích ra các nước trên thế giới;
  • Tư vấn giải quyết khiếu nại, tranh tụng liên quan đến sáng chế/giải pháp hữu ích.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục liên quan đến văn bằng bảo hộ”, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.