Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý mới nhất

Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý mới nhất

Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý mới nhất

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta khi nhắc đến “thủ tục” thì sẽ có cảm giác dài dòng, phức tạp và có phần không muốn thực hiện. Trong bài viết trước; IP Ngọc Anh đã giải thích khái niệm “chỉ dẫn địa lý” cũng như nêu lại các điều kiện đăng ký chỉ dẫn địa lý. Trong bài viết này; chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý đọc giả về “Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý mới nhất”; cụ thể về các giấy tờ cần có trong hồ sơ, trình tự các bước thực hiện cũng như là khoản phí và lệ phí cần chuẩn bị. Hy vọng phần nào sẽ giúp quý khách hàng rút ngắn thời gian chuẩn bị, tiến hành các thủ tục. 

Căn cứ pháp lý 

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 

Nội dung tư vấn 

Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

Hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý

Tài liệu tối thiểu: 

  • 02 Tờ khai đăng ký Chỉ dẫn địa lý, đánh máy theo mẫu số: 05-CDĐL Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
  • Bản mô tả tính chất/chất lượng đặc thù và/hoặc danh tiếng của sản phẩm;
  • Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Các tài liệu khác (nếu có): 

  • Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
  • Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Trình tự, thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ 

Chủ thể có nhu cầu thực hiện đăng ký chỉ dẫn địa lý; chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ trên. Sau đó; người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:

Hình thức nộp đơn giấy: 

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

  • Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

Hình thức nộp đơn trực tuyến: 

Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Trình tự nộp đơn trực tuyến:

  • Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.
  • Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định.
  • Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận.
  • Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ và trả kết quả 

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được xem xét theo trình tự sau:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng
  • Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
  • Thẩm định nội dung: không quá 06 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Kết thúc thời gian thẩm định nội dung; Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ và ghi rõ lý do.

Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng; người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu. Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận. 

Phí và lệ phí được quy định như sau: 

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
  • Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ
  • Phí thẩm định nội dung: 1.200.000VNĐ

Dịch vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến đăng ký chỉ dẫn địa lý như:

  • Đánh giá khả năng bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý;
  • Tra cứu và cung cấp thông tin về việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý;
  • Tư vấn và đại diện khách hàng tiến hành đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý;
  • Tư vấn về việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý đã đăng ký.
  • Tư vấn và tiến hành giải quyết xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với Chỉ dẫn địa lý.
  • Tư vấn và đại diện khách hàng tiến hành đăng ký Chỉ dẫn địa lý ra các nước trên thế giới.
  • Tư vấn giải quyết khiếu nại, tranh tụng liên quan đến Chỉ dẫn địa lý.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện bảo hộ?”, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.