Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay khi thành lập doanh nghiệp. Vì công ty cổ phần có khả năng huy động vốn cao: phát hành cổ phiếu và được tham gia huy động vốn trên thị trường chứng khoán…. Theo đó, có rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu muốn góp vốn, mua cổ phiếu để trở thành cổ đông của công ty cổ phần. Sau đây VNNA gửi đến quý khách hàng nội dung tư vấn về thành lập doanh nghiệp cổ phần có cổ đông là pháp nhân góp vốn.
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Nội dung tư vấn
Công ty cổ phần là doanh nghiệp
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp 2020
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Điều kiện về số lượng cổ đông trong doanh nghiệp cổ phần
Công ty cổ phần khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động phải có tối thiểu 3 cổ đông, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa.
Điều kiện để tổ chức thành lập doanh nghiệp cổ phần
Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp thì Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp; có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoại trừ với “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình hay Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình”.
Nghĩa là đối các tổ chức không phải là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang sử dụng tài sản nhà nước thì có quyền thành lập, quản lí hay mua cổ phần, phần vốn góp đối với loại hình công ty cổ phần tại Việt Nam, nếu là 1 trong 2 chủ thể trên thì không có quyền nêu trên.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp cổ phần có cổ đông là pháp nhân góp vốn
- Giấy đề nghị xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
- Dự thảo các điều lệ của công ty cổ phần;
- Danh sách chi tiết các cổ đông sáng lập công ty:
- Đối với cổ đông là cá nhân: Bản sao chứng thực thẻ căn cước/ chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu…
- Đối với cổ đông là tổ chức: Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền….
Trình tự thành lập công ty cổ phần có cổ đông là tổ chức cũng tương tự như trình tự thành lập các doanh nghiệp khác. Tham khảo tại: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất
Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp cổ phần
Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, doanh nghiệp cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp như:
- Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty cho khách hàng từ A-Z
- Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo thông tin khách hàng cung cấp;
- Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
- Tư vấn và tiến hành thay đổi địa điểm kinh doanh, thay đổi các thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng pháp lý, điều lệ công ty,…
- Xin cấp các loại giấy phép con như: giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép tư vấn du học,…
Trên đây là tư vấn của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hay giải đáp các thắc mắc liên quan đến giấy phép hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288