Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả, gặp nhiều khóa khăn do hậu quả của đại dịch COVID 19. Nhiều doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, lại chưa thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Vậy tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo thì bị phạt như nào? Sau đâu IP Ngọc Anh sẽ gửi đến quý khách hàng nội dung tư vấn về vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định 122/2021/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Nội dung tư vấn
Tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo thì bị phạt như nào?
Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh
- Theo quyết định của doanh nghiệp;
- Theo yêu cầu của Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Doanh nghiệp không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn nêu trên đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh, sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài mức phạt tiền thì doanh nghiệp còn phải thông báo về thời điểm tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bên cạnh đó, thì doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Như vậy, khi tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp đều phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyển. Việc không thông báo sẽ được coi như là hành vi vi phạm pháp luật và tùy vào mức độ thì sẽ có một chế tài xử lí nhất định.
Kinh doanh khi đã bị tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị phạt như nào?
Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:
- Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
- Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
Doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh khi đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Lưu ý trước khi tạm ngừng kinh doanh
Để tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế trước khi tạm ngừng kinh doanh ít nhất 3 ngày làm việc;
- Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Nhiều doanh nghiệp thành lập không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế dẫn đến kê khai thuế không đầy đủ. Khi đó, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng thì mới đủ điều kiện thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh;
- Trước khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không bị treo hồ sơ hoặc chưa hoàn tất các hồ sơ liên quan khác trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp thực hiện sửa đổi thông tin công ty hoặc thêm vốn, cổ đông, thay đổi trụ sở và hoàn tất hồ sơ nộp tới Sở kế hoạch và đầu tư nhưng nhận được phản hồi yêu cầu bổ sung. Với yêu cầu này thì buộc doanh nghiệp phải hoàn tất hồ sơ hoặc thủ tục trước đó để bắt đầu quá trình nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh.
Thủ tục đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh với doanh nghiệp quy định như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.;
Bước 3: Nhận kết quả.
Chi tiết về thủ tục, hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh quý khách vui lòng tham khảo tại đây.
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thành lập doanh nghiệp của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp như:
- Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty, tạm ngừng kinh doanh cho khách hàng từ A-Z;
- Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, tạm ngừng kinh doanh theo thông tin khách hàng cung cấp;
- Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký và nhận kết quả gửi cho khách hàng;
- Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
- Trực tiếp tư vấn và bàn giao kết quả cho khách hàng tại địa chỉ khách hàng yêu cầu
- Khách hàng không phải đi lại dù chỉ 1 lần trong quá trình thành lập doanh nghiệp;
- Khách hàng được sử dụng miễn phí 1 số dịch vụ sau khi thành lập công ty tại IP Ngọc Anh.
Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo thì bị phạt như nào?”. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288