“Tác giả” và “chủ sở hữu quyền tác giả” chắc chắn là hai thuật ngữ riêng biệt; tuy nhiên hai thuật ngữ này đều được sử dụng đối với người có quyền tác giả; là người thực hiện đăng ký bản quyền tác giả. Vậy thực chất hai thuật ngữ trên là cùng chỉ một người hay là hai người với những quyền lợi khác nhau? Vấn đề này sẽ được IP Ngọc Anh giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời quý đọc giả quan tâm theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có là một?
Để có thể hiểu được rõ tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có là một người hay không thì trước tiên ta cần làm rõ hai khái niệm “tác giả” và “chủ sở hữu quyền tác giả”.
Tác giả là ai?
Theo Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ghi nhận: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học”.
Như vậy, để được công nhận là tác giả và được pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình, chủ thể phải là người thực hiện hoạt động sáng tạo để tạo ra tác phẩm. Thông qua việc sử dụng các công cụ hỗ trợ như hình vẽ, hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ngôn ngữ, chuyển động hình khối,… tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân tác giả, thể hiện rõ nét nhất suy nghĩ, ý tưởng và mục đích mà tác giả muốn gửi gắm đến mọi người.
Tác giả gồm 04 đối tượng:
- cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;
- cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;
- cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;
- cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên
Chủ sở hữu quyền tác giả là ai?
Là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Chủ sở hữu gồm 05 loại:
- là tác giả;
- là các đồng tác giả;
- là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả;
- là người thừa kế;
- là người nhận chuyển nhượng quyền tác giả;
- là Nhà nước.
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có là một?
Như vậy; từ những khái niệm trên; ta có thể khẳng định rằng: Chủ sở hữu quyền tác giả có thể đồng thời là tác giả hoặc không đồng thời là tác giả.
Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả: Chủ thể là cá nhân, tổ chức sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm. Đây là trường hợp chủ thể vừa là tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, vừa là chủ thể có sự đóng góp về tài chính, cơ sở vật chất khác trong suốt quá trình trước, trong và sau khi hoàn thành tác phẩm, do đó chủ thể vừa là tác giả, vừa là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm.
Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả thuộc một trong những trường hợp sau:
- Chủ thể là cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ cho tác giả tác phẩm. Trên cơ sở sự đầu tư về tài chính, các điều kiện cơ sở vật chất khác cho hoạt động sáng tạo tác phẩm, các chủ thể này là người “đặt hàng” để tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Do vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cho phép các chủ thể này nắm giữ các quyền khai thác sử dụng về mặt tài sản đối với tác phẩm sau khi tác phẩm được hoàn thành. Các quyền nhân thân của tác giả vẫn thuộc về tác giả đã sáng tạo ra tác phẩm theo quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Chủ thể là cá nhân, tổ chức được thừa kế về tài sản theo pháp luật về thừa kế. Căn cứ để phát sinh quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm là các chủ thể này thuộc đối tượng được hưởng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về đối tượng hưởng thừa kế. Theo đó tổ chức cá nhân được thừa kế quyền tác giả là chủ sở hữu các quyền tài sản được quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ và quyền nhân thân được quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Chủ thể là cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền tác giả. Căn cứ để phát sinh quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được xác định theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền sở hữu quyền tác giả.
- Chủ thể là Nhà nước. Nhà nước sẽ là chủ thể được hưởng quyền sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khi đó là tác phẩm khuyết danh; Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản; Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
Dịch vụ đăng ký quyền tác giả của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác giả như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng;
- Thực hiện đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm tại Cục bản quyền.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288