Sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép có bị phạt không?

Sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép có bị phạt không?

Sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép có bị phạt không?

Hiện nay, việc trích dẫn 1 bài hát vào đề thi hay phổ nhạc cho 1 bài thơ rồi đăng lên mạng thu hút lượt like không còn quá xa lạ đối với mọi người. Cùng với đó là thực trạng xâm phạm quyền tác giả xảy ra ngày càng phổ biến trong đó có hành vi sử dụng tác phẩm không xin phép. Câu hỏi đặt ra ở đây là thế nào bị coi là sử dụng tác phẩm không xin phép? Sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép có bị phạt không và mức phạt ra sao? IP Ngọc Anh mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây! 

Căn cứ pháp lý 

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2022) 
  • Nghị định 131/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 28/2017/NĐ-CP 

Nội dung tư vấn 

Sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép có bị phạt không?

Khi nào bị coi là sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép? 

Sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép được hiểu là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi pháp luật Sở hữu trí tuệ một cách trái phép, chưa có sự đồng ý của tác giả làm xâm phạm vào một số quyền độc quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. 

Theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) về những hành vi được xem là sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép như sau: 

  • Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
  • Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
  • Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật.

Sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép có bị phạt không?

Sử dụng tác phẩm của người khác khi không xin phép có thể bị phạt hoặc không tùy thuộc vào mục đích sử dụng tác phẩm. Ví dụ: sử dụng tác phẩm để thực hiện mục đích thương mại, thu lợi nhuận thì chắc chắn cần xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu nhưng nếu bạn không thực hiện điều đó thì chắc chắn sẽ bị xử phạt theo quy định. Tuy nhiên khi bạn sử dụng không nhằm mục đích thương mại mà chỉ để giải trí, thỏa mãn đam mê,… thì sẽ không bị phạt. 

Dưới đây là một vài trường hợp khi sử dụng tác phẩm của người khác không cần phải xin phép mà bạn có thể tham khảo: 

  • Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) quy định trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
  • Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) quy định trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào.
Sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép có bị phạt không?
Sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép có bị phạt không?

Mức phạt đối với hành vi sử dụng tác phẩm của người khác được quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau: 

  • Theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. (Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi)
  • Theo Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. (Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi) 
  • Theo Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định. (Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi) 

Cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép

Theo Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005(sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) quy định thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau: 

  • Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
  • Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thẩm quyền xử lý hành vi sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép sẽ do cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp tùy theo tính chất của vụ việc để xử lý.

Dịch vụ đăng ký quyền tác giả của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác giả như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng;
  • Thực hiện đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm tại Cục bản quyền.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép có bị phạt không? “, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@ipngocanh.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288