So sánh sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

So sánh sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

So sánh sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

Hiện nay vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm “sáng chế” và “kiểu dáng công nghiệp”. Ví dụ: khi bạn sáng tạo ra một cái quạt thì đó là sáng chế hay kiểu dáng? Nó sẽ là sáng chế nếu đó là quy trình để tạo ra chiếc quạt đó; còn nó sẽ là kiểu dáng công nghiệp nếu bạn sáng tạo ra hình dáng mới của chiếc quạt. Trong bài viết “So sánh sáng chế và kiểu dáng công nghiệp” IP Ngọc Anh sẽ làm rõ sự giống và khác nhau giữa hai khái niệm trên. Mời bạn đọc cùng theo dõi! 

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)

Nội dung tư vấn

So sánh sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

Sáng chế là gì? 

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Kiểu giống công nghiệp là gì? 

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

So sánh sáng chế và kiểu dáng công nghiệp
So sánh sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

Điểm giống nhau giữa sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp có những điểm tương đồng sau: 

  • Đều là đối tượng sáng tạo mang đặc tính kỹ thuật áp dụng trong hoạt động sản xuất công nghiệp.
  • Xác lập trên cơ sở đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ.
  • Đều phải đáp ứng 3 điều kiện bảo hộ gồm: tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp.
  • Được cấp bằng độc quyền bởi Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và công nghệ);
  • Các quyền chung: Quyền đăng ký (Điều 86); Quyền của chủ sở hữu (Điều 123); Quyền tạm thời (Điều 131); Quyền sử dụng trước (Điều 134) Luật SHTT 

Điểm khác nhau giữa sáng chế và kiểu dáng công nghiệp

Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp có những điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí Sáng chế Kiểu dáng công nghiệp
Khái niệm Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Đối tượng bảo hộ Là các giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình; bảo hộ bản chất của sản phẩm. Bảo hộ hình dáng bên ngoài của sản phẩm.
Điều kiện bảo hộ Đáp ứng ba điều kiện:

  • Tính mới
  • Tính sáng tạo: là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp
Đáp ứng ba điều kiện:

  • Tính mới
  • Tính sáng tạo : Tuy nhiên tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu thấp hơn so với sáng chế, chỉ yêu cầu không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp
Thời gian đăng ký
  • Xét nghiệm hình thức: 1-3 tháng kể từ ngày nộp đơn
  • Công bố đơn 19 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ (Nếu không có yêu cầu công bố sớm)
  • Xét nghiệm nội dung: 18 tháng kể từ ngày công bố hoặc từ ngày có yêu cầu.
  • Xét nghiệm hình thức: 01 tháng
  • Công bố đơn: 02 tháng
  • Xét nghiệm nội dung: 07 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Thời hạn bảo hộ 20 năm kể từ ngày nộp đơn. 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần, mỗi lần 05 năm.
Đối tượng không được bảo hộ Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Giới hạn quyền Trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế: Điều 145 Luật SHTT Nghĩa vụ sử dụng sáng chế và cho phép sử dụng sáng chế: Điều 136 và 137 Luật SHTT  Quyền sử dụng trước: Điều 134 Luật SHTT 

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến kiểu dáng công nghiệp như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu kiểu dáng công nghiệp và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho kiểu dáng;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại kiểu dáng dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “So sánh sáng chế và kiểu dáng công nghiệp”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@ipngocanh.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288