- Sao chép, sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc nội dung được bảo hộ mà không được chủ sở hữu đồng ý;
- Sử dụng trái phép sáng chế, giải pháp kỹ thuật, hoặc giống cây trồng được bảo hộ;
- Gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng bằng cách sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký;
- Tiết lộ, sử dụng bí mật kinh doanh mà không được phép.
1. Biện pháp dân sự
Biện pháp này được áp dụng thông qua tòa án. Theo Điều 202, Luật Sở hữu trí tuệ, tòa án có thể áp dụng các hình thức xử lý sau đối với tổ chức, cá nhân vi phạm:- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi và cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra;
- Buộc tiêu hủy hoặc phân phối, sử dụng hàng hóa vi phạm không nhằm mục đích thương mại.
2. Biện pháp hành chính
Theo Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ, các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc phát hiện hành vi xâm phạm gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng hay xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Cụ thể:- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền của mình.
- Tùy mức độ vi phạm, cơ quan chức năng có thể phạt cảnh cáo, phạt tiền, kết hợp với các biện pháp bổ sung như tịch thu hàng hóa hoặc buộc khắc phục hậu quả.
- Các hành vi xâm phạm bị xử lý hành chính bao gồm:
- Gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc xã hội;
- Không chấm dứt hành vi xâm phạm dù đã được yêu cầu bằng văn bản;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện;
- Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn, hoặc vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
3. Biện pháp hình sự
Hình sự là chế tài áp dụng cho các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, hoặc quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam, với quy mô thương mại. Khi phát hiện dấu hiệu tội phạm, chủ thể quyền có thể gửi đơn yêu cầu cơ quan tố tụng xử lý. Nếu có đủ chứng cứ, cơ quan chức năng sẽ áp dụng các hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự.4. Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu
Ngoài các biện pháp trên, cơ quan có thẩm quyền có thể tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hóa nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hoặc kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa vi phạm.
Trên đây là những biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký sáng chế hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288