Phương án của kiểu dáng công nghiệp

Phương án của kiểu dáng công nghiệp

Phương án của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chúng đóng vai trò trong việc thu hút thị hiếu từ người tiêu dùng. Với những đối tượng khách hàng khác nhau ở các vùng miền, quốc gia, độ tuổi, giới tính,… khác nhau thì yêu cầu về thị hiếu cũng có sự khác nhau. Do đó, cùng với một ý tưởng sáng tạo chung nhất, nhà sản xuất thường có sự biến đổi một chút về hình dáng như màu sắc, kích thước,… để phù hợp với lựa chọn của nhiều khách hàng nhất có thể. Vậy tất cả các phương án đó có thể cùng đăng ký không hay phải tách thành các đơn lẻ? Và có nên đăng ký kiểu dáng cho nhiều phương án không? Tất cả những vấn đề đó sẽ được IP Ngọc Anh giải đáp trong bài viết: “Phương án của kiểu dáng công nghiệp”. Mời bạn đọc cùng theo dõi! 

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)

Nội dung tư vấn

Phương án của kiểu dáng công nghiệp

Một kiểu dáng công nghiệp có thể có mấy phương án? 

Từ lý do kinh doanh và nắm bắt thị hiếu tương ứng với các đối tượng khác nhau mà một sản phẩm được nhà sản xuất cho ra mắt thị trường có thể có nhiều kiểu dáng khác nhau. Tuy vậy, các kiểu dáng này lại được phát triển từ một ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, sự khác nhau giữa chúng là khác biệt không đáng kể như thay đổi về màu sắc, kích thước,…

Do đó, để bảo vệ và có phương án chống lại các hành vi đạo nhái một cách toàn diện, chủ sở hữu các kiểu dáng này mong muốn đăng ký và được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho tất cả các sản phẩm đó (nếu đáp ứng các điều kiện bảo hộ).

Tuy vậy, việc chúng chia ra thành các đơn đăng ký riêng lẻ là không cần thiết, do đó, pháp luật cho phép chủ đơn có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho nhiều phương án. Miễn là các phương án không quá khác biệt và đều được phát triển từ một kiểu dáng công nghiệp cơ bản.

Tại sao nên đăng ký kiểu dáng công nghiệp nhiều phương án? 

Dưới góc độ kinh tế, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp nhiều phương án giúp chủ sở hữu mở rộng đối tượng khách hàng hướng đến, tăng thu nhập từ KDCN mình sáng tạo ra. Tất nhiên, các phương án kiểu dáng này được phát triển từ kiểu dáng cơ bản và cũng là kết quả sáng tạo của chủ sở hữu mà không phải sao chép, mô phỏng từ KDCN của người khác.

Việc pháp luật cho phép đăng ký nhiều phương án KDCN nhằm cụ thể hoá quy định bảo hộ KDCN. Đồng thời, đây là quy định phù hợp khi mà các phương án có sự khác biệt nhưng không đáng kể, và lúc này chủ đơn không thể tách các phương án thành các đơn đăng ký độc lập. Bởi lẽ, chúng sẽ không đáp ứng các điều kiện bảo hộ khi bị đối chứng với chính phương án cơ bản của mình.

Hiện nay, chúng ta có thể thấy được rất nhiều ví dụ điển hình cho việc một kiểu dáng có thể có nhiều phương án mà không có sự khác biệt quá lớn. Cụ thể như điện thoại Iphone 11 cho ra mắt thị trường với 06 màu sắc thịnh hành như: trắng, đen, đỏ, vàng, tím pastel và xanh mint. Hay, xe Air Blade 125cc được Honda cho ra mắt thị trường với nhiều màu sắc như đỏ, xanh, đen, trắng,…

Rõ ràng, chúng làm tăng sự lựa chọn cho khách hàng, thu hút nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Và, chúng cũng là kết quả của sự đầu tư và sáng tạo, vì vậy khi đáp ứng các điều kiện luật định, chúng cũng có thể được pháp luật bảo hộ dưới dạng đặc biệt – các phương án của cùng một kiểu dáng công nghiệp.

Phương án của kiểu dáng công nghiệp
Phương án của kiểu dáng công nghiệp

Lưu ý về đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp nhiều phương án

Thông thường, pháp luật quy định mỗi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ cấp một Bằng độc quyền cho một KDCN nhất định. Tuy vậy, vẫn có trường hợp Bằng độc quyền cấp cho nhiều KDCN (kiểu dáng có nhiều phương án) khi các phương án là biến thể của kiểu dáng công nghiệp cơ bản được đăng ký. Chúng được tạo ra dựa trên một ý tưởng sáng tạo chung duy nhất và không có khác biệt đáng kể giữa các phương án KDCN.

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có nhiều phương án gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục tương tự hồ sơ thông thường. Theo đó, đơn đăng ký cần ghi chính xác số phương án, có kèm mẫu hình ảnh/ bản vẽ và bản mô tả thuyết minh cho tất cả các phương án. Cụ thể, bản mô tả nội dung KDCN tập trung mô tả kiểu dáng công nghiệp cơ bản và sự khác biệt của các phương án khác so với phương án cơ bản này.

Ngoài ra, chủ đơn cũng cần lưu ý, đơn đăng ký kiểu dáng có nhiều phương án sẽ cần nộp phí tương ứng để thẩm định cho tất cả các phương án trên. Do đó, mục lệ phí ghi nhận trong đơn và chứng từ đã đóng phí, lệ phí theo quy định cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi nộp đơn.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến kiểu dáng công nghiệp như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu kiểu dáng công nghiệp và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho kiểu dáng;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại kiểu dáng dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Phương án của kiểu dáng công nghiệp”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@ipngocanh.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288