Phòng khám có cần đăng ký bảo hộ thương hiệu không?

Phòng khám có cần đăng ký bảo hộ thương hiệu không?

Phòng khám có cần đăng ký bảo hộ thương hiệu không?

Hiện nay nhu cầu khám chữa bệnh hay nói chung là nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang ngày càng được quan tâm. Các bệnh viện không đủ để đáp ứng nhu cầu, bởi lẽ đó mà ngày càng nhiều phòng khám ra đời, cạnh tranh nhau cùng phát triển. Vậy câu hỏi đặt ra là, trong bối cảnh kinh doanh như hiện nay thì phòng khám có cần đăng ký bảo hộ thương hiệu không? 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn 

Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng. Các dấu hiệu có thể là những ký hiệu, biểu trưng (logo), từ ngữ mang tính khẩu hiệu (slogan),… được gắn vào bao bì sản phẩm, mác sản phẩm, hay bản thân sản phẩm. Thương hiệu được sáng tạo, thiết kế ra bởi 1 cá nhân hoặc 1 nhóm người.

Phòng khám là gì? 

Phòng khám hay phòng mạch hoặc phòng khám ngoại trú là một cơ sở chăm sóc sức khỏe chủ yếu là dành cho chăm sóc bệnh nhân ngoại trú hay nói cách khác một phòng khám nói chung là một kiểu bệnh viện cung cấp chẩn đoán hoặc điều trị một cộng đồng chung mà bệnh nhân thường không ở lại qua đêm.

Phòng khám có thể được tư nhân điều hành và được quản lý công khai, hình thành di tài trợ và thường gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chủ yếu của cộng đồng địa phương, trái ngược với các bệnh viện lớn nơi thực hiện các phương pháp điều trị chuyên ngành và cho bệnh nhân nội trú cho ở lại qua đêm.

Đặc điểm của phòng khám:

  • Phòng khám thường kết hợp với thực hành y tế nói chung và thường là phòng khám đa khoa, phòng khám được điều hành bởi một hoặc người quản lý hành nghề vật lý trị liệu. Có một số phòng khám hoạt động bởi người sử dụng lao động, tổ chức chính phủ hoặc các bệnh viện và một số dịch vụ lâm sàng bên ngoài của các doanh nghiệp tư nhân, chuyên cung cấp dịch vụ y tế.
  • Một số trạm y tế có chức năng như là một nơi cho những người bị chấn thương hoặc bệnh tật đến và được nhìn thấy bằng cách phân loại y tá hoặc nhân viên y tế khác. Trong những phòng khám này thuơng tích hay bệnh tật không nghiêm trọng đủ để đảm bảo phải chuyển đến một phòng cấp cứu, nhưng có thể được chuyển đến nếu có yêu cầu. Điều trị tại các phòng khám sẽ ít tốn kém hơn.
  • Chức năng của phòng khám sẽ khác đối với nước này hay nước khác.

Phòng khám có cần đăng ký bảo hộ thương hiệu không?

Phòng khám có cần đăng ký bảo hộ thương hiệu không?
Phòng khám có cần đăng ký bảo hộ thương hiệu không?

Theo quy định tại Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung thì hiện nay có 7 chủ thể được tham gia đăng ký thương hiệu gồm:

  1. Những tổ chức, cá nhân muốn được đăng ký thương hiệu thì có quyền đăng ký thương hiệu với những sản phẩm, dịch vụ do tổ chức, cá nhân đó sản xuất và cung cấp.
  2. Cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường những phải đáp ứng đầy đủ những quy định của luật định.
  3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
  4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó nhưng phải đáp ứng đủ quy định của pháp luật.
  5. Hai hoặc nhiều tổ chức sẽ cùng đăng ký quyền một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu của nhau nhưng phải đáp ứng những quy định khác của luật đưa ra.
  6. Những người có quyền đăng ký quy định luật sở hữu trí tuệ.
  7. Với các nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế.

Như vậy, phòng khám hoàn toàn có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu tùy vào nhu cầu của các chủ thể. Nhưng theo quan điểm của VNNA cần đăng ký bảo hộ thương hiệu xuất phát từ những lý do sau: 

  • Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu phòng khám ngày càng quyết liệt. Để khẳng định và bảo vệ logo thương hiệu của công ty; bạn cần tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu phòng khám sớm nhất có thể.
  • Việc đăng ký logo thương hiệu sẽ ngăn các công ty, tổ chức hoặc cá nhân khác sử dụng logo thương hiệu của bạn một cách trái phép hoặc đăng ký một logo thương hiệu tương tự. Là cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm của các chủ thể khác trên thị trường.
  • Hơn nữa, công ty của bạn có thể kiếm thêm thu nhập từ việc ký kết các hợp đồng li-xăng (license); hoặc chuyển nhượng logo thương hiệu đã đăng ký của bạn như một loại tài sản của công ty.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của VNNA

Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ VNNA & Associates với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là Tư vấn ” Phòng khám có cần đăng ký bảo hộ thương hiệu ” cho các doanh nghiệp của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288