Phần mềm máy tính có được bảo hộ như sáng chế?

Phần mềm máy tính có được bảo hộ như sáng chế?

Phần mềm máy tính có được bảo hộ như sáng chế?

Mỗi loại hình có một phạm vi bảo hộ khác nhau nên việc xác định đầy đủ, chi tiết các đối tượng thuộc phần mềm máy tính cũng như phạm vi bảo hộ của chúng là hết sức cần thiết. Có quan điểm cho rằng phần mềm máy tính là một sáng chế. Vậy phần mềm máy tính có được bảo hộ như sáng chế không? Vấn đề đó sẽ được IP Ngọc Anh giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi! 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn 

Phần mềm máy tính là gì?

Phần mềm máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Đăng ký bản quyền phần mềm sẽ giúp quý khách hàng bảo hộ được phần mềm của mình, tránh sự sao chép của các yếu tố bên ngoài.

Phần mềm máy tính có được bảo hộ như sáng chế?

Để trả lời cho câu hỏi phần mềm máy tính có được bảo hộ như sáng chế không? Thì câu trả lời của IP Ngọc Anh là có thể. Vậy tại sao lại là “có thể” mà không phải là một lời khẳng định “có” hoặc “không”?

Trên thực tế; phần mềm máy tính cũng đáp ứng được yêu cầu về có khả năng áp dụng công nghiệp của một sáng chế được bảo hộ. Nhưng theo Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế bao gồm:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.”

Như vậy khoản 2 điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 đã nêu rõ chương trình máy tính không là đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế.

Tuy nhiên theo quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế (ban hành kèm theo Quyết định số 487/QĐ-SHTT ngày 31/3/2010 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ do Cục SHTT Việt Nam ban hành) lại có quy định: “Mặc dù chương trình máy tính thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhưng nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kĩ thuật và thực sự là một giải pháp kĩ thuật, nhằm giải quyết một vấn đề kĩ thuật bằng một phương tiện kĩ thuật để tạo ra một hiệu quả kĩ thuật thì nó có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.”

Vậy trong trường hợp đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kĩ thuật và thực sự là một giải pháp kĩ thuật thì có thể bảo hộ phần mềm máy tính với danh nghĩa sáng chế.

Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính 

Như phân tích trên việc bảo hộ phần mềm máy tính dưới dạng sáng chế chỉ là có thể; tuy nhiên phần mềm máy tính sẽ luôn được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả nếu đáp ứng yêu cầu. Sau đây IP Ngọc Anh sẽ hướng dẫn trình tự thực hiện đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm máy tính. 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định tại Điều 50 Luật SHTT cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm 
  • 02 bản in code phần mềm có đánh số trang và dấu giáp lai hoặc chữ ký của chủ sở hữu đăng ký
  • 02 bản đĩa CD chứa nội dung phần mềm (bao gồm Code, bản in trang chủ giao diện và chuyên mục phần mềm)
  • Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả (nếu có);
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền, chủ thể sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả.

Địa chỉ cục bản quyền:

  • Tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/ 2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội;
  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh;
  • Tại Đà Nẵng: Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng;

Trường hợp người nộp đơn không sinh sống hoặc làm việc tại các tỉnh/thành phố trên có thể lựa chọn hình thức nộp đơn đăng ký thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Bước 3: Theo dõi hồ sơ đăng ký và nhận giấy chứng nhận 

Sau khi đã nộp, người nộp hồ sơ cần theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong trường hợp hồ sơ có những thiếu xót hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký

Sau khi thẩm định hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ cơ quan đăng ký sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm, ngược lại hồ sơ cần bổ sung hoặc không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo bổ sung hồ sơ hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho phần mềm.

Dịch vụ đăng ký quyền tác giả của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác giả như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng;
  • Thực hiện đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm tại Cục bản quyền.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Phần mềm máy tính có được bảo hộ như sáng chế?” , hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.