Trong thời điểm sắp Tết nguyên đán, việc sản xuất hàng hóa được đẩy mạnh để kịp thời đáp ứng các nhu cầu sắp tới của người dân. Cùng với đó, thực trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ các “mẹt” hàng tạp hóa trên các phiên chợ vùng sâu, vùng xa đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những siêu thị cao cấp ở những đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nhằm “thử thách” mức độ sành sỏi của khách hàng. Vậy thế nào là hàng kém chất lượng? Thế nào là hàng giả? Điểm khác biệt giữa chúng là gì? Và việc kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng sẽ bị xử phạt ra sao? VNNA mời bạn đọc tham khảo bài viết “Phân biệt hàng giả – hàng kém chất lượng” dưới đây của chúng tôi!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Nghị định số 98/2020/NĐ-CP
Nội dung cần tư vấn
Phân biệt hàng giả – hàng kém chất lượng
Khái niệm
Hàng giả là những sản phẩm, hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc. Nói cách khác, hàng giả là hàng không có giá trị sử dụng, hoặc giá trị sử dụng không đúng (hoặc không đạt) so với công dụng đã được công bố.
Hàng kém chất lượng là hàng hoá của hãng sản xuất đã được Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh, lưu thông trên thị trường, nhưng vì lý do nào đó chất lượng sản phẩm không đạt chất lượng.
Phân biệt hàng giả – hàng kém chất lượng
Về tính chất:
Hàng giả: Bản chất của hàng giả là không có giá trị sử dụng, hoặc giá trị sử dụng không đúng với mục đích đã được công bố. Hay nói cách khác, thứ hàng có thể là giả về nội dung hoặc có thể giả về hình thức hoặc có thể giả cả về nội dung lẫn hình thức
Ví dụ: Hộ kinh doanh A tự sản xuất bánh bông lan chà bông trứng muối nhưng lại lấy thương hiệu của công ty B và tung ra thị trường. Trên thực tế bánh của hộ kinh doanh A kích thước nhỏ hơn so với công ty B và nguyên liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đây là một sản phẩm giả cả về mặt nội dung và hình thức.
Hàng kém chất lượng: Bản chất của hàng kém chất lượng là chất lượng không đúng với sự công bố của hãng sản xuất khi đẩy sản phẩm ra thị trường.
Ví dụ: Sản phẩm gọng kính công ty A quảng cáo là chất liệu dẻo, không bị gãy và độ bền cao tuy nhiên trên thực tế khi khách hàng sử dụng lại rất dòn, cứng và dễ gãy, không giống như quảng cáo và công bố của hãng. Đây chính là hàng kém chất lượng.
Về đặc điểm:
Hàng giả được thiết kế để trông giống như sản phẩm chính hãng. Nhìn bề ngoài, hàng giả có thể trông gần giống với hàng thật chính gốc, nhưng thường được làm từ vật liệu chất lượng thấp. Giá trị sử dụng đúng với bản chất của sản phẩm gần như không có ở các mặt hàng giả. Hoặc nếu có thì giá trị đó không đúng với giá trị đã được công bố
Hàng kém chất lượng thực chất là hàng hoá của cơ sở sản xuất đã được nhà nước cấp phép. Nó được sản xuất theo công thức của hàng thật,tuy nhiên có sai sót trong quá trình sản xuất đã được công bố trên bao bì. Thông thường, hàng kém chất lượng là hàng hóa được các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đã được Nhà nước cấp phép kinh doanh. Song chất lượng sản phẩm mà những doanh nghiệp này sản xuất ra lại không đạt đúng đến giá trị, công dụng như khi đăng ký và công bố trên bao bì.
Công ty kinh doanh hàng giả hàng kém chất lượng bị xử phạt như thế nào?
Xử lý hành chính
Theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng thì:
Đối với hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Riêng với những hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 45.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn có mức phạt tăng thêm đối với hành vi buôn bán sản xuất hàng giả trong các trường hợp hàng hoá là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm. Kèm theo đó là các biện pháp áp dụng hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả.
Xử lý hình sự
Việc sản xuất, buôn bán hàng giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể nếu cá nhân nào có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm. Bên cạnh đó còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
- Cấm đảm nhiệm chức vụ
- Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
- Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Riêng với chủ thể thực hiện hành vi là pháp nhân thương mại mức phạt tiền khi bị truy cứu hình sự ở tội danh này là từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình thức xử phạt bổ sung đối với chủ thể này:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
- Cấm kinh doanh
- Cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
- Cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Dịch vụ sở hữu trí tuệ của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ: đăng ký bản quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu,…;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả hay sở hữu công nghiệp;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục khác.
Trên đây là bài của chúng tôi, hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288