Phân biệt địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện

Phân biệt địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện

Phân biệt địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện

Địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện là các đơn vị có chức năng khác nhau được thành lập nhằm mục đích phục vụ sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên; cho đến hiện nay vẫn còn khá nhiều người nhầm lẫn giữa hai đơn vị này. Trong bài viết này; IP Ngọc Anh sẽ phân biệt địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! 

Căn cứ pháp lý 

  • Luật doanh nghiệp năm 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Thế nào là địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện?

Theo  quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật doanh nghiệp; địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật doanh nghiệp; văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân biệt địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện
Phân biệt địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện

Phân biệt địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện

Địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện tuy đều là đơn vị được thành lập để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chính nhưng nó cũng có nhiều điểm khác nhau dễ dàng phân biệt. Cụ thể các điểm khác biệt được IP Ngọc Anh tổng hợp trong bảng dưới đây! 

Tiêu chí Văn phòng đại diện Địa điểm kinh doanh
Chức năng kinh doanh Không
Ngành nghề kinh doanh

Chỉ được đại diện theo ủy quyền

Được đăng ký một số ngành nghề mà trụ sở chính đã đăng ký.
Địa điểm Có thể đặt khác tỉnh/thành phố với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, có thể được thành lập trong nước và nước ngoài. (khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020) Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh (điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Con dấu, giấy phép hoạt động – Có con dấu riêng (khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020);

– Có giấy chứng nhận hoạt động riêng.

– Không có con dấu riêng.

– Có Giấy chứng nhận hoạt động riêng

Về đặt tên Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện (Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020) Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh (Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020)
Ký kết hợp đồng;

xuất hóa đơn

– Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;

– Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.

– Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;

– Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.

Nghĩa vụ thuế – Có mã số thuế riêng 13 số trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP);

– Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn

– Kê khai thuế độc lập với công ty tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện quản lý;

– Hạch toán phụ thuộc.         

– Không có mã số thuế riêng (khoản 6 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP);

– Địa điểm cùng tỉnh với trụ sở chính: Trụ sở chính kê khai và nộp thuế;

– Địa điểm khác tỉnh với trụ sở chính: đăng ký mã số thuế phụ thuộc và kê khai tại Cục thuế địa phương;

– Hạch toán phụ thuộc.

Các loại thuế, phí phải nộp – Thuế thu nhập cá nhân. – Lệ phí môn bài.
Thủ tục thành lập Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh.  

Hồ sơ thành lâp đơn giản.

 

Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh – Phải thực hiện các thủ tục thay đổi về thuế;

– Gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện (Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

– Chỉ phải thực hiện thủ tục gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh (Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Mục đích thành lập Doanh nghiệp muốn thăm dò nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, không kinh doanh tại cơ sở này của mình tại các tỉnh thành phố nơi không đặt trụ sở chính mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh. Doanh nghiệp có nhu cầu muốn mở một cơ sở kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực, muốn lựa chọn thủ tục và hoạt động đơn giản, cơ sở hoạt động trong cùng tỉnh/thành phố nơi trụ sở chính của của công ty.

Dịch vụ tư vấn pháp lý doanh nghiệp của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp như: 

  • Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty cho khách hàng từ A-Z
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo thông tin khách hàng cung cấp;
  • Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
  • Tư vấn và tiến hành thay đổi địa điểm kinh doanh, thay đổi các thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng pháp lý, điều lệ công ty,…
  • Xin cấp các loại giấy phép con như: giấy phép kinh doanh game online, giấy phép tư vấn du học,…

Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Phân biệt địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện”, nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@ipngocanh.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288