Hiện nay đăng ký nhãn hiệu là một biện pháp bảo vệ thương hiệu, và bảo vệ các quyền, lợi ích của chính những người kinh doanh không còn xa lạ gì. Việc đăng ký nhãn hiệu phải trải qua khá nhiều bước từ tra cứu, chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ và giải quyết các vấn đề khác trong quá trình theo dõi đơn. Bởi lẽ đó mà thời gian để được cấp văn bằng không phải là ngắn, mà có thể lên tới 02 năm trên thực tế. Và bởi lẽ đó cũng có rất nhiều trường hợp do thời gian quá lâu khi đã có giấy chứng nhận rồi nhưng nhãn hiệu lại không sử dụng đến nữa. Vậy câu hỏi đặt ra là “Nhãn hiệu có bị mất quyền sở hữu khi không sử dụng liên tục không?“. IP Ngọc Anh mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của chính mình.
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Nhãn hiệu có bị mất quyền sở hữu khi không sử dụng liên tục?
Các trường hợp GCN đăng ký nhãn hiệu bị mất hiệu lực?
Theo Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ quy định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ như sau:
- Các trường hợp sau đây thì văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực:
- Văn bằng bảo hộ bị chủ sở hữu tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
- Văn bằng bảo hộ không được chủ sở hữu nộp lệ phí gia hạn hiệu lực hoặc lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định;
- Chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu trong thời hạn 05 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp hoặc chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại;
- Đối với nhãn hiệu chứng nhận: Chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu kiểm soát không có hiệu quả hoặc không kiểm soát việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý: Bị thay đổi các điều kiện địa lý tạo nên chất lượng, danh tiếng, đặc tính của sản phẩm làm cho danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó bị mất đi;
- Đối với nhãn hiệu tập thể: Chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu kiểm soát không có hiệu quả hoặc không kiểm soát thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
- Văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt hiệu lực kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp trong trường hợp khi kết thúc thời hạn nộp lệ phí duy trì hiệu lực mà chủ văn bằng bảo hộ sáng chế không nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định.
- Việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ được Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
- Kể từ ngày nhận được tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp của chủ văn bằng bảo hộ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.
- Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với các trường hợp (3) (4) (5) (6) (7) với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.
Nhãn hiệu có bị mất quyền sở hữu khi không sử dụng liên tục?
Căn cứ Điều 136 Luật SHTT, Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này.
Như vậy, nhãn hiệu nếu không sử dụng liên tục trong khoảng thời gian từ 01 – 04 năm thì có thể quyền đối với nhãn hiệu của bạn vẫn sẽ được bảo hộ tuy nhiên nếu nhãn hiệu không được chủ sở hữu sử dụng liên tục trong thời hạn 05 năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực theo quy định pháp luật. Vì vậy câu trả lời chính là nhãn hiệu có thể bị mất quyền sở hữu khi không sử dụng liên tục, các chủ sở hữu cần cân nhắc điều này để bảo vệ quyền lợi của mình tránh trường hợp không sử dụng liên tục dẫn đến mất quyền sở hữu và xảy ra những tranh chấp không đáng có, gây nên những thiệt hại không đáng có.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Nhãn hiệu có bị mất quyền sở hữu khi không sử dụng liên tục?”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288