Nếu như nhãn hiệu chỉ cần đáp ứng điều kiện phân biệt thì sáng chế cần phải đáp ứng các điều kiện về sự sáng tạo, tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp. Bởi lẽ đó; đăng ký sáng chế đã khó nhưng đăng ký sáng chế quốc tế lại càng khó hơn. Trong bài viết này; VNNA sẽ chỉ ra những điều cần lưu ý khi đăng ký sáng chế quốc tế. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
Nội dung tư vấn
Lưu ý khi đăng ký sáng chế quốc tế
Lưu ý thứ nhất khi đăng ký sáng chế quốc tế
Tra cứu sáng chế chính là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết để có thể giúp cho chủ sở hữu của sáng chế ấy biết được khả năng thành công trong việc đăng ký bảo hộ cho sáng chế của mình ở quốc tế là có hay không. Và khi tra cứu sáng chế quốc tế thì cũng là một cách để xem xét xem liệu sáng chế của mình có sự trùng hay có phần tương tự so với những sáng chế đã được bảo hộ ở quốc tế trước đó hay không. Điều này giúp cho các chủ đơn khá nhiều trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí, tránh trường hợp hoàn tất thủ tục nộp đơn xong cũng không có khả năng bảo hộ.
Hiện nay có rất nhiều cách tra cứu sáng chế khác nhau:
- Tra cứu sáng chế ở tại Việt Nam.
- Tra cứu sáng chế ở tại WIPO (Chính là cơ sở dữ liệu của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới).
- Tra cứu sáng chế ở tại một số cơ sở dữ liệu của các tổ chức khác trên thế giới.
Tuy việc tra cứu sáng chế ở tại Việt Nam có phần dễ dàng hơn nhưng lại không thể bảo quát được phạm vi cụ thể trên toàn thế giới đối với việc bảo hộ sáng chế. Cho nên, nếu muốn đăng ký sáng chế ở quốc tế thì trước tiên hãy ưu tiên tra cứu ở tại những cơ sở dữ liệu uy tín và nổi bật về bảo hộ sáng chế trên thế giới.
Đầu tiên là tra cứu sáng chế ở tại WIPO (cơ sở dữ liệu của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới).
– Cách tra cứu sáng chế ở quốc tế bằng WIPO được thực hiện như sau:
- Bước 1: Truy cập vào website có địa chỉ sau: https://patentscope.wipo.int/search/en/search.jsf
- Bước 2: Nhập các thông tin quan trọng cần thiết về sáng chế để thực hiện tra cứu.
Tiếp theo là tra cứu sáng chế ở tại những cơ sở dữ liệu nổi tiếng khác trên thế giới:
- Tra cứu sáng chế quốc tế ở tại cơ sở dữ liệu của Hoa Kỳ (gọi tắt là USPTO) với website: uspto.gov/patents-application-process/search-patents
- Tra cứu sáng chế quốc tế ở tại cơ sở dữ liệu của Châu Âu (gọi tắt là EPO) với website: worldwide.espacenet.com, đấy là một website dùng để tra cứu sáng chế rất nổi tiếng. Đến nay cơ sở dữ liệu của Châu Âu EPO này đã có được hơn 60 triệu sáng chế đến từ 85 nước trên thế giới bắt đầu từ năm 1836 cho đến nay.
- Tra cứu sáng chế quốc tế ở tại cơ sở dữ liệu của Nhật Bản (gọi tắt là JPO) với website: j-platpat.inpit.go.jp
Lưu ý thứ hai khi đăng ký sáng chế quốc tế
Điều tiếp theo mà bạn cần quan tâm đó chính là đối tượng đăng ký sáng chế.
Căn cứ theo Điều 59 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi bổ sung thì các đối tượng không được xem là bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế cụ thể như sau:
- Những phát minh, phương pháp khoa học, lý thuyết toán học: những sáng chế thuộc loại này thường không có khả năng áp dụng công nghiệp.
- Sơ đồ, quy tắc, kế hoạch, phương pháp để có thể thực hiện nên các hoạt động trí óc, thực hiện trò chơi, huấn luyện vật nuôi, kinh doanh và cả chương trình máy tính: những đối tượng thuộc trường hợp này không mang được ý nghĩa của một giải pháp kỹ thuật có thể được áp dụng công nghiệp trên thực tiễn.
- Những cách thức để thể hiện thông tin: đây chỉ là sự thể hiện thông tin đơn thuần chứ không phải là một giải pháp kỹ thuật có thể áp dụng công nghiệp trên thực tiễn.
- Giải pháp chỉ mang được đặc tính thẩm mỹ: đối tượng này thuộc về giải pháp, nhưng lại chỉ đơn thuần là một giải pháp mang được tính thẩm mỹ chứ không phải giải pháp kỹ thuật có thể áp dụng công nghiệp trên thực tiễn, điều này không có hiệu quả nhất định trong công nghiệp.
- Giống động vật, giống thực vật: vì thời hạn để bảo hộ cho một sáng chế thông thường là 20 năm nhưng những đối tượng thuộc loại này lại có vòng đời ngắn. Những đối tượng thuộc loại này tất nhiên sẽ được bảo hộ nhưng không phải dưới danh nghĩa là một sáng chế.
- Quy trình sản xuất động vật, thực vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà hoàn toàn không phải là quy trình vi sinh: vì thời hạn để bảo hộ cho một sáng chế thông thường là 20 năm nhưng những đối tượng thuộc loại này lại có vòng đời ngắn. Những đối tượng thuộc loại này tất nhiên sẽ được bảo hộ nhưng không phải dưới danh nghĩa là một sáng chế.
- Phương pháp để phòng ngừa, chẩn đoán hoặc là chữa bệnh cho cả người và động vật: Mục đích của việc bảo hộ cho một sáng chế là nhằm vào việc thương mại hóa. Còn những đối tượng thuộc loại này thì lại mang mục đích nhân đạo nên không phù hợp để được bảo hộ dưới danh nghĩa là một sáng chế.
Tiếp theo đó, một sáng chế muốn được bảo hộ tất nhiên phải đáp ứng được ba tiêu chuẩn là có tính sáng tạo, có tính mới và quan trọng là phải áp dụng được vào công nghiệp. Nhưng không có nghĩa là những đối tượng nào được xem xét dưới danh nghĩa là một sáng chế cũng có khả năng được bảo hộ.
Vì vậy, khi bạn cảm thấy rằng sáng chế của mình có sự sáng tạo, tính mới, có khả năng áp dụng trên thực tế và không thuộc các đối tượng tại Điều 59 thì bạn nên tìm đến các đại diện uy tín để có thể thực hiện đăng ký 1 cách nhanh chóng và thuận tiện.
Dịch vụ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích như:
- Tư vấn khả năng bảo hộ của sáng chế/giải pháp hữu ích
- Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích
- Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung thay đổi sản phẩm cho phù hợp
- Thực hiện tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký
- Thay mặt khách hàng trên cơ sở giấy ủy quyền tiến hành các thủ tục cần thiết để nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;
- Theo dõi đơn đăng ký sau khi được nộp và thông báo đến khách hàng từng giai đoạn thẩm định đơn đăng ký sáng chế;
- Trả lời thông báo hoặc nhận thông báo, quyết định từ cơ quan đăng ký liên quan đến sáng chế đăng ký
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký sáng chế và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ;
- Tư vấn và đại diện khách hàng tiến hành đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích ra các nước trên thế giới;
- Tư vấn giải quyết khiếu nại, tranh tụng liên quan đến sáng chế/giải pháp hữu ích.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu bạn có mong muốn duy trì hiệu lực các văn bằng bảo hộ hoặc mong muốn thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,… hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: ip@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288