Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại PHILIPPINES

Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại PHILIPPINES

Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại PHILIPPINES

Khi bạn có nhu cầu mở rộng thị trường kinh doanh ra ngoài phạm vi Việt Nam thì công việc bạn nên thực hiện trước khi đưa hàng hóa, dịch vụ của bạn ra nước ngoài là tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ đó. Nếu bạn bỏ qua bước chuẩn bị này thì việc mất thương hiệu, nhãn hiệu là không thể tránh khỏi. Trong bài viết này, IP Ngọc Anh sẽ đưa ra các “Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại PHILIPPINES”. Mời bạn đọc cùng theo dõi! 

     Căn cứ pháp lý

  • Luật SHTT Philippines

     Nội dung cần tư vấn

Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt sản phẩm và dịch vụ của người này/tổ chức này với người/tổ chức khác. Nhãn hiệu có thể là một từ, một nhóm từ, dấu hiệu, biểu tượng, logo hoặc sự kết hợp của các yếu tố này.

     Dấu hiệu có thể đăng ký nhãn hiệu tại Phillippines?

Tại Philippines, những dấu hiệu dưới đây có thể đăng ký làm nhãn hiệu:

  • Nhãn hiệu chữ
  • Nhãn hiệu hình
  • Nhãn hiệu kết hợp chữ và hình
  • Nhãn hiệu 3D
  • Bao bì hang hóa được dán tem

Nhìn chung, trong bất kỳ loại nhãn hiệu nào ở trên thì khả năng phân biệt của nhãn hiệu là quan trọng nhất để quyết định xem nhãn hiệu có được bảo hộ hay không.

Hiện nay, Cơ quan Sở hữu trí tuệ Philippines chưa chấp nhận các dấu hiệu là âm thanh, mùi hương được bảo hộ là nhãn hiệu

     Dấu hiệu không được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Philippines?

Các dấu hiệu không được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Philippines bao gồm:

  • Dấu hiệu có nội dung trái với đạo đức xã hội và trật tự công cộng, lừa dối hoặc gây phản cảm đối với xã hội;
  • Dấu hiệu có chứa đựng hoặc bất kỳ sự mô phỏng nào giống với hình quốc kỳ, huy hiệu hoặc phù hiệu của Philippines, hoặc của bất kỳ nước nào;
  • Dấu hiệu mang tính chất mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Dấu hiệu chứa đựng tên, hình ảnh hoặc chữ ký của một cá nhân nào đó còn sống, trừ khi được phép của người đó, hoặc tên, hình ảnh hoặc chữ ký của Tổng thống Philippines đã qua đời nhưng trong thời gian vợ góa của tổng thống còn sống, trừ khi được người vợ góa đó đồng ý;
  • Dấu hiệu trùng lặp hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký hoặc nhãn hiệu của người khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn được dùng cho hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại hoặc có liên quan với nhau;
  • Dấu hiệu trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới và Philippines;
  • Dấu hiệu có khả năng lừa dối công chúng, đặc biệt là về bản chất, chất lượng, đặc tính hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ;
  • Dấu hiệu hoặc chỉ dẫn đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa hoặc dịch vụ theo ngôn ngữ thông dụng và được dùng trong thực tế thương mại;
  • Dấu hiệu hoặc chỉ dẫn dùng trong thương mại chỉ chủng loại, chất lượng, số lượng, mục đích, giá trị, nguồn gốc địa lý, thời gian hoặc việc sản xuất các hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ, hoặc các đặc tính khác của hàng hóa hoặc dịch vụ;
  • Hình dáng bắt buộc phải có do các yếu tố kỹ thuật hoặc do bản chất của bản thân sản phẩm hoặc các yếu tố tác động đến giá trị bên trong của chúng;
  • Chỉ có riêng màu sắc, trừ khi được định dạng theo mẫu nào đó;

Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại PHILIPPINES

Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại PHILIPPINES
Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại PHILIPPINES

      1. Đăng ký nhãn hiệu tại Philippines

  • Philippines hiện đang áp dụng nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên”. Điều này có nghĩa là đơn nào nộp đầu tiên sẽ được bảo hộ, những nhãn hiệu trùng/tương tự cho các sản phẩm, dịch vụ trùng/tương tự nộp sau sẽ bị từ chối. Do đó nếu bạn có ý định mở rộng kinh doanh tại Philippines thì nên đăng ký nhãn hiệu tại Philippines càng sớm càng tốt

      2. Yêu cầu về nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Philippines

  • Tên, địa chỉ và quốc tịch người nộp đơn
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Philippines (IPOCHL)
  • Mẫu nhãn hiệu
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có)
  • Giấy ủy quyền

Lưu ý: Từ ngày 1/9/2020, IPOPHL  chỉ chấp nhận nộp đơn trực tuyến qua eTM file

      3. Hiệu lực

Hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày đăng ký và có thể gia hạn nhiều lần tiếp theo, mỗi lần 10 năm.

      4. Làm thế nào để duy trì hiệu lực đăng ký nhãn hiệu tại Philippines?

Để duy trì việc bảo hộ đăng ký nhãn hiệu tại Philippines, chủ sở hữu nhãn hiệu cần cung cấp bằng chứng về việc sử dụng thực tế của nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký.

Tuyên bố sử dụng thực tế (Declaration of Actual Use – DAU) cần được nộp cho IPOPHL theo các giai đoạn sau:

  • Bằng chứng sử dụng được nộp trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày nộp đơn
  • Bằng chứng sử dụng được nộp trong vòng 1 năm kể từ ngày kỉ niệm 5 năm nhãn hiệu được cấp bằng/ trong vòng 1 năm kể từ ngày kỉ niệm 5 năm gia hạn và,
  • Bằng chứng sử dụng được nộp trong vòng 1 năm kể từ ngày gia hạn đăng ký nhãn hiệu.

     5. Yêu cầu về nộp DAU cho đăng ký nhãn hiệu tại Philippines là gì?

  • Bằng chứng về việc sử dụng thực tế nhãn hiệu tại Philippines;
  • Lệ phí tương ứng

     6. Bằng chứng nào được chấp thuận khi bổ sung DAU cho đăng ký nhãn hiệu tại Philippine?

Điều 210 của IPOPHL liệt kê những tài liệu sau được xem là là bằng chứng sử dụng của nhãn hiệu:

  • Nhãn của nhãn hiệu khi chúng được sử dụng gắn trên sản phẩm hoặc dịch vụ tại Philippines;
  • Các trang được tải xuống từ trang web hiển thị rõ rang rằng hàng hóa được bán hoặc dịch vụ được cung cấp ở Philippines;
  • Ảnh chụp (kể cả ảnh kỹ thuật số in trên giấy) về hang hóa có nhãn hiệu được sử dụng thực tê, hoặc thùng chứa hang hóa được dán tem đánh dấu của nơi ccung cấp dịch vụ;
  • Tài liệu quảng cáo cho thấy việc sử dụng thực tế của nhãn hiệu đối với hàng hóa được bán hoặc dịch vụ được cung cấp tại Philippines;
  • Biên lai hoặc hóa đơn hang hóa, dịch vụ cung cấp hoặc bằng chứng sử dụng tương tự khác cho thấy hang hóa được đưa vào thị trường hoặc các dịch vụ có sẵn ở Philippines;
  • Bản sao Hợp đồng dịch vụ cho thấy việc sử dụng nhãn hiệu

Đôi khi Giám đốc IPOPHL có thể đưa ra các danh sách những bằng chứng được chấp nhận và không được chấp nhận

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Anh hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.