Lưu ý đối với nhãn hiệu liên kết

Lưu ý đối với nhãn hiệu liên kết

Lưu ý đối với nhãn hiệu liên kết

Như các bạn đã biết; một nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn sẽ bị từ chối do không có khả năng bảo hộ. Tuy nhiên; pháp luật lại có quy định về nhãn hiệu liên kết, theo đó các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau dùng cho cùng nhóm sản phẩm dịch vụ thì có thể đăng ký bảo hộ? Vậy đây có phải là trường hợp ngoại lệ không? Có phải bất cứ ai cũng có thể đăng ký nhãn hiệu liên kết không? … Tất cả những vấn đề đó sẽ được IP Ngọc Anh tổng hợp thành những lưu ý đối với nhãn hiệu liên kết. Mời bạn đọc cùng theo dõi! 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn 

Nhãn hiệu liên kết là gì?

Theo khoản 19 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật Sở hữu trí tuệ) thì “Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”.

Tóm lại, có thể hiểu: Nhãn hiệu liên kết (hay còn có tên khác là nhãn hiệu bao vây) là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Mục tiêu của việc đăng ký nhãn hiệu liên kết là nhằm ngăn chặn bên thứ ba đăng ký những nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Lưu ý đối với nhãn hiệu liên kết

Lưu ý thứ nhất đối với nhãn hiệu liên kết 

Lưu ý về chủ thể:

Các nhãn hiệu liên kết phải do cùng 1 chủ thể đăng ký (cùng 1 chủ sở hữu). 

Lưu ý về nhãn hiệu:

  • Trùng hoặc tương tự nhau
  • Dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Có thể thấy, nhãn hiệu liên kết có thể chia thành hai loại:

  • Nhãn hiệu tương tự nhau, do 1 chủ thể đăng ký, dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
  • Nhãn hiệu trùng nhau, do 1 chủ thể đăng ký, dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Lưu ý về sản phẩm, dịch vụ: Các nhãn hiệu này phải có liên quan tới nhau về mẫu nhãn hiệu và nhóm ngành sản phẩm dịch vụ cung cấp.

Mục đích đăng ký nhãn hiệu liên kết là bảo vệ nhãn hiệu, tránh chủ thể khác xâm phạm, ngăn chặn bên thứ ba đăng ký những nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ. Cũng giống như mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu thông thường, đăng ký nhãn hiệu liên kết bảo hộ một cách tối đa nhất. Bởi nó, đưa ra nhiều nhãn hiệu giống nhau, hoặc tương tự nhau, giảm thiểu tối đa chủ thể khác đăng ký bảo hộ.

Lưu ý đối với nhãn hiệu liên kết
Lưu ý đối với nhãn hiệu liên kết

Lưu ý thứ hai đối với nhãn hiệu liên kết 

Đối với tờ khai đăng ký nhãn hiệu liên kết cần lưu ý những vấn đề sau: 

Đối với nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu liên kết, người nộp đơn phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hoá, dịch vụ tuân theo quy định sau đây:

  • Trong trường hợp yếu tố liên kết là nhãn hiệu (tương tự với nhãn hiệu khác của chính người nộp đơn dùng cho cùng một hàng hoá, dịch vụ hoặc dùng cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau) thì phải chỉ rõ trong số các nhãn hiệu liên kết đó có nhãn hiệu nào được coi là cơ bản hay không, nếu có thì đó là nhãn hiệu nào; nếu một hoặc một số trong các nhãn hiệu đó đã được đăng ký hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
  • Trong trường hợp yếu tố liên kết là hàng hoá, dịch vụ (một nhãn hiệu dùng cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau) thì phải chỉ rõ trong số các hàng hoá, dịch vụ đó có hàng hoá, dịch vụ nào được coi là cơ bản hay không và nếu có thì đó là hàng hoá, dịch vụ nào; nếu một trong các hàng hoá, dịch vụ đó đã được đăng ký trước hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;

Nếu người nộp đơn không chỉ rõ nhãn hiệu cơ bản hoặc hàng hoá, dịch vụ cơ bản thì tất cả các nhãn hiệu và tất cả các hàng hoá, dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu nêu trong đơn của người nộp đơn được coi là độc lập với nhau.

Việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu nêu trong đơn sẽ không được áp dụng ngoại lệ đối với nhãn hiệu liên kết quy định “Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” mà phải tuân theo quy định chung về đánh giá khả năng phân biệt quy định tại điểu 39 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh 

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.