Luật Doanh nghiệp năm 2020

Luật Doanh nghiệp năm 2020, VNNA

Luật Doanh nghiệp năm 2020

Luật Doanh nghiệp đưa ra các quy định cụ thể về việc thành lập, quản lý và giải thể doanh nghiệp. Điều này giúp tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, giảm thiểu rủi ro pháp lý và tranh chấp trong hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư: Quy định rõ ràng về quyền và trách nhiệm của cổ đông, nhà đầu tư trong doanh nghiệp, đảm bảo họ có sự an tâm khi đầu tư. Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi mà còn tạo niềm tin cho nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Thứ ba, hút đầu tư nước ngoài: Một khung pháp lý rõ ràng và ổn định là điều kiện tiên quyết để các nhà đầu tư quốc tế cân nhắc khi đầu tư vào một quốc gia. Luật Doanh nghiệp giúp Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nguồn vốn nước ngoài, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Thứ tư, thúc đẩy phát triển bền vững: Luật cũng bao gồm các quy định về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quyền lợi của người lao động. Điều này giúp các doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế dài hạn của đất nước.
Nhờ những vai trò quan trọng này, Luật Doanh nghiệp năm 2020 không chỉ điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp mà còn đóng góp vào việc nâng cao vị thế và tiềm lực kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tình trạng pháp lý Luật Doanh nghiệp năm 2020

Trước khi tải xuống văn bản pháp luật này, VNNA mời bạn đọc tham khảo nội dung chính của Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

Luật doanh nghiệp 2020 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2021

Luật Doanh nghiệp 2020 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV ngày 17/6/2020, trong đó có một số điểm mới nổi bật như:

– Thay đổi khái niệm về doanh nghiệp nhà nước, cụ thể bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020.

Hiện tại, tại Luật doanh nghiệp 2014: là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

– Bỏ quy định về thông báo mẫu dấu doanh nghiệp trước khi sử dụng.

Theo Luật doanh nghiệp 2014, trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Bổ sung thêm đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp như: Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Xem thêm chi tiết tại Luật doanh nghiệp 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021).

Mời bạn đọc xem trước và tải xuống văn bản TẠI ĐÂY

 

Dịch vụ sở hữu trí tuệ của VNNA

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ: đăng ký bản quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu,…;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả hay sở hữu công nghiệp;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục khác.

Trên đây là nội dung chính của Luật doanh nghiệp 2020, mọi thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288