Logo công ty là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, nó là một trong những yếu tố để khách hàng đánh giá sự chuyên nghiệp cũng như uy tín của chúng công ty bạn. Cũng bởi lẽ đó mà các công ty hiện nay ngày càng quan tâm đến việc thiết kế logo độc quyền cũng như đăng ký bảo hộ cho logo đó. Vậy câu hỏi đặt ra là Logo công ty nên đăng ký bản quyền hay nhãn hiệu? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Logo công ty nên đăng ký bản quyền hay nhãn hiệu?
Logo công ty đăng ký nhãn hiệu
Về ưu điểm:
- Cơ chế bảo hộ rất chặt chẽ, phạm vi sản phẩm được bảo hộ rộng rãi, lego được bảo hộ có thể bảo hộ về cả hình ảnh, nội dung, ký hiệu. trường hợp người khác sử dụng logo tương tự sẽ bị coi là vi phạm sở hữu trí tuệ, nên đây là biện pháp bảo hộ rất chắc chắn.
- Đối với người tiêu dùng thì việc phân biệt nhãn hiệu, nhận diện sản phẩm dễ dàng hơn khi chủ thể kinh doanh thực hiện đăng ký nhãn hiệu.
- Người nộp đơn đầu tiên tại Cục sở hữu trí tuệ đăng ký bảo hộ cho Logo, nhãn hiệu thì logo đó được bảo hộ theo quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đối với nhãn hiệu logo của mìn, sau khi có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Về nhược điểm:
Thời gian để hồ sơ xét duyệt được thông qua tốn khá nhiều thời gian, trong khoảng 18 – 24 tháng mới được cấp văn bằng bảo hộ và nếu muốn được bảo hộ lâu dài thì cần thực hiện gia hạn theo đúng quy định pháp luật.
Logo đăng ký bản quyền tác giả
Về ưu điểm:
- Thực hiện đăng ký bản quyền tác giả sẽ được bảo hộ dành cho những tác phẩm mang tính chất sáng tạo của tác giả, tức là tác phẩm phải là kết quả của hoạt động lao động trí óc và mang tính chủ quan của mỗi cá nhân, không trùng lặp với bất kỳ tác phẩm nào khác.
- Chủ thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả được pháp luật bảo đảm quyền và lợi ích, được khuyến khích đăng ký bảo hộ để tránh việc xâm phạm bản quyền tác giả.
- Thời hạn cấp giấy phép được thực hiện nhanh chóng trong vòng 30 ngày làm việc và thời hạn bảo hộ lên tới 100 năm.
Về nhược điểm:
- Việc đăng ký bản quyền tác giả hiện nay qua logo là vô cùng phức tạp, do việc sao chép logo ngày càng tinh vi hơn gây nhiều khó khăn cho chủ thể sở hữu khi muốn chứng minh thương hiệu.
- Hình thức đăng ký bản quyền tác giả chỉ được thực hiện đăng ký đối với những hình ảnh ở logo, ký hiệu mà không được bảo hộ bao gồm cả nội dung chữ viết đi kèm.
Logo công ty nên đăng ký bản quyền hay nhãn hiệu?
Như vậy, từ những phân tích trên, căn cứ vào ưu và nhược điểm của một trong hai hình thức đăng ký bảo hộ trên, việc đăng ký hình thức nào phụ thuộc phần lớn vào ý chí, nguyện vọng của doanh nghiệp hoặc các chủ thể hoạt động kinh doanh. Xong hiện nay các doanh nghiệp phổ biến lựa chọn việc đăng ký bảo hộ bằng hình thức đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp, khi chủ thể kinh doanh hoặc doanh nghiệp muốn cập nhật logo mới cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì thời hạn 10 năm cho bản quyền đăng ký logo cũng là điều hợp lý.
Tuy nhiên; theo quan điểm của IP Ngọc Anh, đối với logo công ty thì chủ thể nên thực hiện cả hai hình thức bảo hộ là đăng ký bản quyền và đăng ký nhãn hiệu. Xuất phát từ những lý do sau:
- Đăng ký nhãn hiệu sẽ được bảo hộ cả về mặt ngữ nghĩa, màu sắc Logo, cách trình bày, … Đây là biện pháp bảo hộ rất mạnh vì trong trường hợp chỉ cần có một người khác sử dụng Logo tương tự của chủ sở hữu; hành vi sử dụng đó sẽ bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, hạn chế của biện pháp này là chủ sở hữu chỉ được bảo hộ trong phạm vi sản phẩm; dịch vụ mà doanh nghiệp đăng ký còn trường hợp người khác sử dụng logo đó cho sản phẩm, dịch vụ khác sẽ không bị coi là vi phạm. Bản chất của việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu là hướng đến việc bảo vệ môi trường lành mạnh trong kinh doanh nên nó cần có một sự ràng buộc; ghi nhận pháp lý nhất định.
- Nếu đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ được bảo hộ đối với các tác phẩm mang tính chất sáng tác của tác giả; chủ sở hữu sẽ được bảo hộ trong tất cả các lĩnh vực. Bất cứ ai muốn sử dụng Logo đó trong lĩnh vực nào đều phải nhận được sự đồng ý của chủ sở hữu. Tuy nhiên; mức độ bảo hộ cho Bản quyền yếu hơn nhãn hiệu vì chỉ khi một người sử dụng Logo giống hệt Logo của chủ sở hữu hoặc giống đến mức tối đa; người đó mới bị vi phạm Bản quyền logo. Bảo hộ quyền tác giả thì phân biệt nhóm sản phẩm dịch vụ, Bên nào đó copy logo này sử dụng cho các sản phẩm/dịch vụ khác cũng vẫn sẽ bị coi là vi phạm.
- Chính vì vậy, để bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất cho chủ sở hữu thực hiện kinh doanh, tạo dựng thương hiêu, uy tín, nhận diện sản phẩm dễ dàng với người tiêu dùng, tránh việc hàng giả, hàng nhái thì chủ sở hữu nên tiến hành đồng thời cả hai biện pháp bảo hộ nhãn hiệu và bảo hộ quyền tác giả.
Dịch vụ sở hữu trí tuệ của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ: bản quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu,…;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả hay sở hữu công nghiệp;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục khác.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Logo công ty nên đăng ký bản quyền hay nhãn hiệu?”, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288