Lixang là một từ có lẽ không còn quá xa lạ đối với mọi người, nhưng thực chất lixang là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ vấn đề này. Một trong những khía cạnh lợi ích của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp,…) là họ có quyền thực hiện chuyển nhượng, chuyển giao. Trong đó, chuyển nhượng ở đây có thể là chuyển nhượng quyền sở hữu, hoặc chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng (hay còn gọi là li-xăng). Trong bài viết dưới đây, sẽ làm rõ vấn đề “Lixang là gì? Tại sao phải lixang?”. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Lixang là gì? Tại sao phải lixang?
Lixang là gì?
Định nghĩa: Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (hay còn gọi là li-xăng) là việc: “Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình” (Khoản 1 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ).
Nhìn chung có thể hiểu như sau: Li – xăng là chuyển giao quyền sử dụng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp (có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp (Bên chuyển quyền sử dụng – thường được gọi là bên giao) cho phép tổ chức cá nhân tổ chức khác (Bên nhận quyền sử dụng – thường được gọi là Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
Tại sao phải lixang?
Chủ sở hữu công nghiệp có độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong thời hạn bảo hộ ( thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ) trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tổ chức, cá nhân khác muốn sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đang trong thời hạn bảo hộ nhằm mục đích thương mại phải được chủ sở hữu công nghiệp nghiệp cho phép( chuyển quyền sử dụng). Thông thường dưới hình thức ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng SHCN.
Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là một hình thức khai thác quyền sở hữu công nghiệp, qua đó chủ sở hữu công nghiệp thu về một khoản tiền (phí chuyển quyền sử dụng) hoặc lợi ích vật chất khác mà không phải trực tiếp sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Hình thức này đặc biệt thích hợp đối với chủ sở hữu công nghiệp không hoạt động kinh doanh hoặc không có năng lực kinh doanh. Chuyển quyền sử dụng còn góp phần phổ biến công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư nghiên cứu – triển khai, hạn chế độc quyền và thúc đẩy việc tạo ra công nghệ mới. Vì vậy có thể nói rằng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN đem lại lợi ích cho cả chủ sở hữu công nghiệp, người được chuyển quyền sử dụng và toàn xã hội nói chung.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật cũng có những trường hợp phải thực hiện lixang bắt buộc. Li – xăng bắt buộc là việc cá nhân, tổ chức nắm độc quyền sử dụng đối với sáng chế buộc phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không cần sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế trong các trường hợp sau đây:
- Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;
- Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế;
- Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng li-xăng mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng;
- Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Thực hiện lixang trong trường hợp nào?
Việc chuyển quyền phải có hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp – sau đây gọi tắt là “Hợp đồng Li-xăng”). Theo đó, hợp đồng Li-xăng có thể được thực hiện theo một trong ba dạng sau:
- Hợp đồng độc quyền: Bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng Li-xăng với bất kỳ bên thức ba nào khác và chỉ được được sử dụng nếu được sự cho phép của bên được chuyển quyền.
- Hợp đồng không độc quyền: Trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền có thể sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cũng như ký kết hợp đồng Li-xăng với người khác.
- Hợp đồng thứ cấp: Bên được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thực hiện chuyển giao quyền sử dụng theo một hợp đồng khác là hợp đồng thứ cấp.
Tuy nhiên, không phải bất cứ đối tượng sở hữu công nghiệp hay chủ thể nào cũng được phép thực hiện chuyển quyền, pháp luật quy định một số điểm hạn chế việc Li-xăng như sau:
- Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng trong phạm vi những quyền mình được bảo hộ;
- Chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không phải đối tượng được Li-xăng;
- Nhãn hiệu tập thể chỉ được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó;
- Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba nếu không được bên chuyển quyền cho phép;
Dịch vụ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan sáng chế/giải pháp hữu ích như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế/ giải pháp hữu ích nói riêng;
- Thực hiện tra cứu sáng chế/ giải pháp hữu ích và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho sáng chế/ giải pháp hữu ích;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại sáng chế/ giải pháp hữu ích định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích tại Việt Nam và quốc tế;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ;
- Xử lý xâm phạm quyền và các vấn đề liên quan,
Trên đây là tư vấn của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288