CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2019, 2022)
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
NỘI DUNG CẦN TƯ VẤN
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố này”.
Kiểu dáng công nghiệp có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp
Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các quy định
+ Bộc lộ hoàn toàn bản chất của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ, trong đó nêu đầy đủ các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của kiểu dáng công nghiệp, đồng thời chỉ ra các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;
+ Các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ được trình bày lần lượt theo thứ tự: các đặc điểm hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc (nếu có);
+ Đối với sản phẩm có các trạng thái sử dụng khác nhau (ví dụ: sản phẩm có nắp hoặc có thể gập lại được …) thì mô tả kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm ở các trạng thái khác nhau;
+ Nếu kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều phương án thì chỉ rõ các đặc điểm khác biệt của những phương án còn lại so với phương án cơ bản (phương án đầu tiên nêu trong đơn);
+ Nếu kiểu dáng công nghiệp là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì mô tả kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ đó.
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo phương án
Theo quy định nêu tại điểm 35.7.b(ii) Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN thì một kiểu dáng công nghiệp được coi là khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp khác nếu giữa chúng có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản. Nói cách khác, hai kiểu dáng công nghiệp có thể được phân biệt với nhau bởi một hoặc một số đặc điểm tạo dáng cơ bản hợp thành kiểu dáng công nghiệp.
Trong khi đó, những đặc điểm tạo dáng không cơ bản sẽ bị đánh giá ở mức độ thấp, hầu như không có ảnh hưởng lớn trong việc so sánh các kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, vì là những yếu tố cấu thành kiểu dáng công nghiệp, nên sự khác biệt của những đặc điểm tạo dáng không cơ bản này tạo ra một sự đa dạng cho kiểu dáng công nghiệp mà không làm thay đổi bản chất của kiểu dáng công nghiệp đó. Đây chính là những biến thể khác nhau của kiểu dáng công nghiệp mà ta gọi là phương án.
Nói cách khác, các phương án của một kiểu dáng công nghiệp đều thuộc cùng một phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp, nghĩa là được xác định bởi cùng một tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp.
Ví dụ: Chai theo các phương án từ 1 đến 3 được bảo hộ trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 17115 có cùng một tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản. Trong khi đó, đặc điểm tạo dáng khác biệt nằm ở phần miệng chai mà cụ thể là phần ren vặn hoặc vành gờ dùng để liên kết với nút chai. Những đặc điểm tạo dáng khác biệt nằm ở phần miệng chai ở các phương án từ 2 đến 3 chỉ là những thay đổi nhỏ, không đủ để làm thay đổi ấn tượng thẩm mỹ so với chai ở phương án 1, do đó được đánh giá là không khác biệt đáng kể với chai theo phương án 1 này. Kết quả là, cả 3 phương án của chai cùng được bảo hộ trong một văn bằng bảo hộ duy nhất – Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 17115.
Khi đánh giá hai kiểu dáng công nghiệp với nhau, có thể có những trường hợp kết luận như sau:
– Hai kiểu dáng công nghiệp trùng lặp với nhau là các kiểu dáng công nghiệp có cùng một tập hợp các đặc điểm tạo dáng, kể cả đặc điểm tạo dáng cơ bản lẫn đặc điểm tạo dáng không cơ bản.
– Hai kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với nhau là các kiểu dáng công nghiệp có cùng một tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản nhưng khác nhau ở một hoặc một số đặc điểm tạo dáng không cơ bản. Các kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với nhau chỉ có thể được bảo hộ trong cùng một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp dưới dạng các phương án, với phương án đầu tiên là phương án gốc hoặc phương án cơ bản.
– Hai kiểu dáng công nghiệp khác biệt đáng kể với nhau là các kiểu dáng công nghiệp có tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản khác nhau. Các kiểu dáng 18 công nghiệp khác biệt đáng kể với nhau được bảo hộ trong các văn bằng bảo hộ khác nhau.
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến kiểu dáng công nghiệp như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng;
- Thực hiện tra cứu kiểu dáng công nghiệp và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho kiểu dáng;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại kiểu dáng dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288