Khóa huấn luyện khởi nghiệp, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ

Khóa huấn luyện khởi nghiệp, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ

Khóa huấn luyện khởi nghiệp, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ

Khởi nghiệp luôn là vấn đề được tất cả mọi người quan tâm; việc khởi nghiệp sao cho đổi mới sáng tạo và đem lại hiệu quả thì luôn là một bài toán khó; đặc biệt là các hình thức khởi nghiệp dựa trên khai thác và sử dụng tài sản trí tuệ; … Trong bài viết dưới đây; VNNA sẽ giới thiệu đến các bạn thông tin về Khóa huấn luyện khởi nghiệp, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Tại sao lại có khóa huấn luyện khởi nghiệp, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ?

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” được Thủ tướng phê duyệt năm 2016; nhằm mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy; hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ; công nghệ; mô hình kinh doanh mới.

Mục tiêu cụ thể là đến năm 2025; thực hiện hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm; thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng. Thời gian qua; đề án đã chú trọng nâng cao năng lực cho các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST); góp phần thực hiện mục tiêu của đề án đã đề ra. Và cho đến hiện nay; khi càng tới dần mốc thời gian năm 2025 thì mọi người lại càng quan tâm vấn đề này hơn; đặc biệt là các doanh nghiệp; hay những người có mong muốn khởi nghiệp.

Triển khai khóa huấn luyện khởi nghiệp, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, đến hết năm 2019; đề án đã hỗ trợ tổ chức 244 khóa đào tạo, tập huấn về KNST cho hơn 23 nghìn người là các chủ thể của hệ sinh thái. Trong đó; nhóm cá nhân, doanh nghiệp KNST chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là lực lượng cán bộ quản lý địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội, cơ sở giáo dục, cơ sở ươm tạo và đội ngũ huấn luyện viên, cố vấn KNST.

Hoạt động đào tạo; tập huấn đã góp phần nâng cao năng lực, kết nối mạng lưới chuyên gia với các tổ chức hỗ trợ KNST; hỗ trợ các cán bộ địa phương trong việc tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách về hỗ trợ KNST kịp thời. Chỉ riêng hai năm 2018 và 2019; gần 200 cá nhân thuộc các nhóm doanh nghiệp KNST được đào tạo thông qua các khóa huấn luyện lý thuyết và thực hành. Trong đó; khoảng 10% số nhóm, doanh nghiệp KNST được đào tạo để tiếp tục tham gia các chương trình thúc đẩy kinh doanh, kết nối đầu tư. Đơn cử; Đại học Huế đã kết nối cho sáu nhóm, doanh nghiệp KNST nhận đầu tư hơn 5 tỷ đồng.

Đề án đã đào tạo 625 cố vấn; huấn luyện viên về KNST. Ngoài các tỉnh, thành phố lớn, nhiều địa phương đã bắt đầu hình thành các mạng lưới cố vấn, huấn luyện viên hoạt động tích cực với sự hỗ trợ ban đầu của đề án, như Nghệ An, Huế, Quảng Nam, Vũng Tàu… Các cán bộ quản lý của các bộ, ngành, địa phương… cũng được đào tạo, từ đó hình thành mạng lưới các cán bộ đầu mối hỗ trợ KNST giữa các tỉnh, thành phố để kết nối, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái KNST tại địa phương.

Khóa huấn luyện khởi nghiệp, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ năm 2022

Khóa huấn luyện “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tập; khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ năm 2022” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 24/11/2022.

Khóa huấn luyện do Phó Giám đốc kinh doanh khu vực phía Nam thực hiện đào tạo; với các nội dung chính như:

  • Tổng quan pháp luật về sở hữu trí tuệ và nhận diện tài sản trí tuệ trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;
  • Hướng dẫn tra cứu; khai thác thông tin sở hữu công nghiệp từ nguồn cơ sở dữ liệu của Việt Nam và thế giới;

Theo đề án các nhóm đối tượng được hỗ trợ gồm: Cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp lần đầu;… Bởi lẽ đó mà khóa huấn luyện đã thu hút đông đảo người tham gia.

Sau khi tham gia khóa huấn luyện; mọi người không chỉ được tiếp thu những kiến thức chung về sở hữu trí tuệ mà còn nắm được cách khởi nghiệp sao cho đổi mới sáng tạo nhưng hiệu quả. Hơn thế nữa; mỗi người tham gia cũng sẽ đều nhận được môt giấy chứng nhận.

Dưới đây là một số hình ảnh về khóa huấn luyện “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tập; khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ năm 2022”!

Khóa huấn luyện khởi nghiệp, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ
Hình ảnh triển khai chuyên đề tại khóa huấn luyện
Khóa huấn luyện khởi nghiệp, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ
Hình ảnh người tham gia nhận giấy chứng nhận

Dịch vụ sở hữu trí tuệ của VNNA

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ: bản quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu,…;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả hay sở hữu công nghiệp;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục khác.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288