Khả năng áp dụng kiểu dáng công nghiệp của sáng chế

Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi) năm 2009

Khả năng áp dụng kiểu dáng công nghiệp của sáng chế

Chỉ tính trong 1 năm, có đến hàng ngàn, hàng triệu các phát minh, sáng chế được ra đời. Nhưng để nói về sáng chế mà được pháp luật bảo hộ thì rất ít. Bởi lẽ, các sáng chế cần đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Một sáng chế được sáng tạo ra thì cần phải áp dụng được, sử dụng được trong thực tế thì mới phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng và của con người nói chung. Xuất phát từ những lý do đó, VNNA mời bạn đọc tham khảo bài viết: “Khả năng áp dụng kiểu dáng công nghiệp của sáng chế”. 

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)

Nội dung tư vấn

Điều kiện bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có tính mới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có tính mới;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế 

Điều 62 Luật sở hữu trí tuệ có quy định sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp phải thỏa mãn:

“Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.”

Mục 25.4 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN đã hướng dẫn rõ về khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế như sau:

Thứ nhất, giải pháp kỹ thuật  được coi là “có thể thực hiện được” nếu:

  • Các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với các chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần thiết được trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ đến mức cho phép người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra hoặc có thể sử dụng, khai thác hoặc thực hiện được giải pháp đó;
  • Việc tạo ra, sản xuất ra, sử dụng, khai thác hoặc thực hiện giải pháp nêu trên có thể được lặp đi lặp lại với kết quả giống nhau và giống với kết quả nêu trong bản mô tả sáng chế.

Thứ hai, giải pháp kỹ thuật bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:

  • Bản chất của đối tượng hoặc các chỉ dẫn nhằm thực hiện đối tượng đi ngược lại các nguyên lý cơ bản của khoa học (ví dụ không tuân theo nguyên lý bảo toàn năng lượng…);
  • Đối tượng bao gồm các yếu tố, thành phần không có mối liên hệ kỹ thuật với nhau hoặc không thể liên hệ (ghép nối, ràng buộc, phụ thuộc …) được với nhau;
  • Đối tượng có chứa mâu thuẫn nội tại;
  • Chỉ có thể thực hiện được các chỉ dẫn về đối tượng trong một số giới hạn lần thực hiện (không thể lặp đi lặp lại được);
  • Để có thể thực hiện được giải pháp, người thực hiện phải có kỹ năng đặc biệt và kỹ năng đó không thể truyền thụ hoặc chỉ cho người khác được;
  • Kết quả thu được từ các lần thực hiện không đồng nhất với nhau;
  • Kết quả thu được khác với kết quả nêu trong đơn;
  • Hoàn toàn không có hoặc thiếu các chỉ dẫn quan trọng nhất để thực hiện giải pháp;
  • Các trường hợp có lý do xác đáng khác.

Dịch vụ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của VNNA

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích như: 

  • Tư vấn khả năng bảo hộ của sáng chế/giải pháp hữu ích
  • Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích
  • Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung thay đổi sản phẩm cho phù hợp
  • Thực hiện tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký
  • Thay mặt khách hàng trên cơ sở giấy ủy quyền tiến hành các thủ tục cần thiết để nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;
  • Theo dõi đơn đăng ký sau khi được nộp và thông báo đến khách hàng từng giai đoạn thẩm định đơn đăng ký sáng chế;
  • Trả lời thông báo hoặc nhận thông báo, quyết định từ cơ quan đăng ký liên quan đến sáng chế đăng ký
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký sáng chế và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ;
  • Tư vấn và đại diện khách hàng tiến hành đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích ra các nước trên thế giới;
  • Tư vấn giải quyết khiếu nại, tranh tụng liên quan đến sáng chế/giải pháp hữu ích.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Khả năng áp dụng kiểu dáng công nghiệp của sáng chế”, nếu bạn có mong muốn duy trì hiệu lực các văn bằng bảo hộ hoặc mong muốn thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,… hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288