Trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, hầu hết sẽ có sự góp mặt của một loại tài liệu khá quan trọng. Đó là giấy ủy quyền đăng ký nhãn hiệu hay gọi tắt là Giấy ủy quyền. Loại tài liệu này nhất định phải có trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu thông qua một đơn vị đại diện. Khi chủ thể không có khả năng tự mình thực hiện mọi vấn đề về nhãn hiệu. Khi đó giấy quyền sẽ được đánh giá là giải pháp tối ưu nhất trong những trường hợp tương tự. Trong bài viết này, IP Ngọc Anh sẽ làm rõ hơn về “Giấy uỷ quyền cho tổ chức đăng ký nhãn hiệu quốc tế”. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Thỏa ước Madrid năm 1891 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa;
- Nghị định 65 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
Nội dung cần tư vấn
Đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid
Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid là hình thức nộp đơn đăng ký quốc tế được áp dụng đối với các nước là thành viên của hệ thống Madrid. Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) và trong đơn sẽ chỉ định tới các nước là thành viên của hệ thống Madrid.
Doanh nghiệp tư nhân có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
- Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu ứng theo Thỏa ước Madrid;
- Doanh nghiệp đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
Căn cứ Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP, Đơn Madrid được quy định thành phần hồ sơ đăng ký như sau: “Đối với Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam, người nộp đơn phải nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.”
Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
Tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về tài liệu của đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam theo Mẫu số 01 bằng tiếng Việt tại Phụ lục II của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP;
- 02 tờ khai MM2 theo mẫu của Văn phòng quốc tế bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp;
- 02 mẫu nhãn hiệu đúng như nhãn hiệu trong đơn đăng ký đã được nộp tại Việt Nam (đơn cơ sở) hoặc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (đăng ký cơ sở);
- 02 tờ khai MM18 bằng tiếng Anh (nếu đơn có chỉ định Hoa Kỳ);
- Văn bản ủy quyền bằng tiếng Việt (trường hợp đơn được nộp thông qua đại diện);
- Chứng từ nộp phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu cần).
Đối với giấy ủy quyền
Tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ vầ sở hữu công nghiệp có quy định:
- Việc uỷ quyền phải được thể hiện thành văn bản (giấy uỷ quyền) và phải có nội dung chủ yếu sau đây: Tên (họ tên), địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền; (họ tên), địa chỉ đầy đủ của bên nhận thay thế uỷ quyền hoặc bên nhận tái uỷ quyền (nếu có); Phạm vi uỷ quyền, khối lượng công việc được uỷ quyền; Thời hạn uỷ quyền (giấy uỷ quyền không có thời hạn chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên uỷ quyền tuyên bố chấm dứt uỷ quyền); Ngày ký giấy uỷ quyền; Chữ ký (ghi rõ họ tên, chức vụ và con dấu, nếu có) của người đại diện hợp pháp của bên uỷ quyền (và của bên nhận thay thế uỷ quyền, bên nhận tái uỷ quyền, nếu có).
Thời điểm giấy uỷ quyền có giá trị pháp lý trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ được xác định như sau: Ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được giấy uỷ quyền hợp lệ; ngày Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận việc thay thế uỷ quyền hoặc tái uỷ quyền hợp lệ; ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được thông báo thay đổi phạm vi uỷ quyền, chấm dứt uỷ quyền trước thời hạn, thay đổi địa chỉ của bên nhận uỷ quyền.
Trong trường hợp thay thế uỷ quyền hoặc tái uỷ quyền, giấy uỷ quyền chỉ được coi là hợp lệ nếu bên nhận thay thế uỷ quyền hoặc bên nhận tái uỷ quyền có cam kết chịu trách nhiệm về mọi vấn đề phát sinh do bên uỷ quyền thực hiện trong giao dịch trước đó với Cục Sở hữu trí tuệ.
- Phạm vi ủy quyền: Nếu giấy uỷ quyền có phạm vi uỷ quyền gồm nhiều thủ tục độc lập với nhau và bản gốc giấy uỷ quyền đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì khi tiến hành các thủ tục tiếp theo, bên được uỷ quyền phải nộp bản sao giấy uỷ quyền và có chỉ dẫn chính xác đến số đơn có bản gốc giấy uỷ quyền đó.
Khi tiến hành thực hiện ủy quyền trong bảo hộ sở hữu công nghiệp cần thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy đinh của pháp luật bởi sự không chặt chẽ trong việc ủy quyền có thể dẫn tới kéo dài về mặt thời gian khi thực hiện trình tự đăng kí bảo hộ.
Giấy uỷ quyền cho tổ chức đăng ký nhãn hiệu quốc tế cần có những nội dung
- a) Tên, địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền;
- b) Phạm vi uỷ quyền;
Chúng tôi (tổ chức/ doanh nghiệp là đại diện) được ủy quyền thay mặt…………….. liên hệ Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông qua Cục Sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid cho…….
Chúng tôi (tổ chức/ doanh nghiệp là đại diện) được quyền lập, nhận văn bản, ký tên trên các giấy tờ cần thiết để giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi ủy quyền nêu trên.
- c) Thời hạn uỷ quyền;
Giấy ủy quyền này có giá trị từ ngày ký đến khi thực hiện xong các công việc trong phạm vi ủy quyền nêu trên.
- d) Ngày lập giấy uỷ quyền;
- đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên uỷ quyền.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu quốc tế hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288