Giải pháp hữu ích và sáng chế có phải là một?

Giải pháp hữu ích và sáng chế có phải là một?

Giải pháp hữu ích và sáng chế có phải là một?

Chắc hẳn cụm từ “đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích” không có gì xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên tại sao hai từ sáng chế và giải pháp hữu ích lại hay đi với nhau và được ngăn cách nhau bởi dấu gạch chéo (/) có lẽ cũng có rất nhiều người thắc mắc. Vô hình chung họ đặt ra một câu hỏi rằng liệu giải pháp hữu ích và sáng chế có phải là một? Để có câu trả lời cho thắc mắc trên, IP Ngọc Anh mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn 

Giải pháp hữu ích và sáng chế có phải là một?

Khái niệm sáng chế và giải pháp hữu ích 

Căn cứ theo khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Ví dụ: Xe đạp là một sáng chế của con người, James Watt sáng chế máy hơi nước,…

Giải pháp hữu ích cũng là một giải pháp kỹ thuật tồn tại ở dạng sản phẩm hoặc quy trình. Mục đích của nó là cải tiến hoặc bổ sung thêm chức năng cho những sáng chế trước đó thông qua việc áp dụng các quy luật tự nhiên. Giải pháp hữu ích phải được tạo ra bởi hoạt động lao động sáng tạo của con người, tuyệt nhiên không phải là sản phẩm của tự nhiên.

Ví dụ: Chạn bát thông minh tự đóng và có đèn tự sáng tiết kiệm công sức của con người,… 

Giải pháp hữu ích và sáng chế có phải là một?
Giải pháp hữu ích và sáng chế có phải là một?

Giải pháp hữu ích và sáng chế có phải là một?

Sáng chế và giải pháp hữu ích đều là những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình, đều phải có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp thì mới được bảo hộ theo quy định của Luật SHTT. Chính bởi lẽ đó, hai đối tượng này thường bị nhầm lẫn, đánh đồng là 1. Dưới đây, IP Ngọc Anh sẽ phân biệt giải pháp hữu ích và sáng chế, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi! 

Tiêu chí Sáng chế Giải pháp hữu ích
Cơ sở pháp lý Khoản 1 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019. Khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.
Đối tượng được

bảo hộ

Đối tượng được bảo hộ sáng chế rộng hơn so với giải pháp hữu ích. Thông thường, các quy trình không được bảo hộ dưới danh nghĩa là giải pháp hữu ích. Trong khi đó, sáng chế luôn được bảo hộ dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. Đối tượng được bảo hộ giải pháp hữu ích có thể hẹp hơn so với sáng chế.
Điều kiện bảo hộ Để được bảo hộ thì sáng chế phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Tính mới;
  • Trình độ sáng tạo;
  • Khả năng áp dụng công nghiệp.

Tuy nhiên, yêu cầu về tính sáng tạo của  sáng chế khắt khe hơn so với giải pháp hữu ích. Giải pháp hữu ích được bảo hộ khi có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì Sáng chế được bảo hộ ngoài 2 điều đó ra còn phải đáp ứng được trình độ sáng tạo.

Để được bảo hộ thì giải pháp hữu ích phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Tính mới;
  • Khả năng áp dụng công nghiệp;
  • Không phải là những hiểu biết thông thường.
Hình thức bảo hộ Chủ sở hữu đăng ký bảo hộ sẽ được cấp Bằng độc quyền sáng chế. Chủ sở hữu khi đăng ký bảo hộ được cấp quyền Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Thời hạn bảo hộ Bằng độc quyền sáng chế bắt đầu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn. Để duy trì hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế, chủ sở hữu văn bằng phải nộp lệ phí gia hạn hằng năm. Bằng độc quyền sáng chế bắt đầu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Để duy trì hiệu lực của Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, chủ sở hữu văn bằng phải nộp lệ phí gia hạn hằng năm.
Quyền sử dụng trước Đối tượng của quyền sử dụng trước. Sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người có quyền sử dụng trước tiếp tục sử dụng sáng chế trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ. Việc thực hiện quyền này không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế. Không phải là đối tượng của quyền sử dụng trước.

Dịch vụ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của IP Ngọc Anh

IP Ngọc Anh cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích như: 

  • Tư vấn khả năng bảo hộ của sáng chế/giải pháp hữu ích
  • Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích
  • Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung thay đổi sản phẩm cho phù hợp
  • Thực hiện tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký
  • Thay mặt khách hàng trên cơ sở giấy ủy quyền tiến hành các thủ tục cần thiết để nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;
  • Theo dõi đơn đăng ký sau khi được nộp và thông báo đến khách hàng từng giai đoạn thẩm định đơn đăng ký sáng chế;
  • Trả lời thông báo hoặc nhận thông báo, quyết định từ cơ quan đăng ký liên quan đến sáng chế đăng ký
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký sáng chế và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ;
  • Tư vấn và đại diện khách hàng tiến hành đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích ra các nước trên thế giới;
  • Tư vấn giải quyết khiếu nại, tranh tụng liên quan đến sáng chế/giải pháp hữu ích.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Giải pháp hữu ích và sáng chế có phải là một?”, nếu bạn có mong muốn duy trì hiệu lực các văn bằng bảo hộ hoặc mong muốn thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,… hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@ipngocanh.com.vn 
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288