Để sáng chế được bảo hộ, các chủ thể chắc chắn phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên để đến khi được cấp văn bằng bảo hộ thì sáng chế đó phải trải qua các giai đoạn thẩm định, nó chỉ được bảo hộ khi và chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong 1 vài trường hợp pháp luật đã quy định 1 vài đối tượng không được bảo hộ dưới dạng sáng chế. Vậy cụ thể đó là những đối tượng nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Đối tượng không được bảo hộ sáng chế?” của IP Ngọc Anh.
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Sáng chế – Giải pháp hữu ích là gì?
Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Còn Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Trong đó, giải pháp kỹ thuật – đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật (ứng dụng các quy luật tự nhiên) nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định.
Giải pháp kỹ thuật có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
Thứ nhất là sản phẩm:
- sản phẩm dưới dạng vật thể, ví dụ dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc
- sản phẩm dưới dạng chất (gồm đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất), ví dụ vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học, ví dụ gen, thực vật/động vật biến đổi gen…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;
Thứ hai là quy trình hay phương pháp (quy trình sản xuất; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, v.v.) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trìn, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.
Đối tượng không được bảo hộ sáng chế?
Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế được quy định trong Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể là:
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
- Cách thức thể hiện thông tin;
- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
- Giống thực vật, giống động vật;
- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Ai có quyền đăng ký sáng chế?
Theo quy định của pháp luật SHTT; Mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều có quyền đăng ký sáng chế nếu đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
- Tác giả (tức là người trực tiếp tạo ra sáng chế bằng trí tuệ), nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất để tạo ra sáng chế; hoặc
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả, nếu sáng chế được tạo ra do tác giả sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất đó; hoặc
- Tổ chức, cá nhân ký hợp đồng thuê với tác giả, nếu sáng chế được tạo ra do thực hiện hợp đồng thuê việc và trong hợp đồng thuê việc không có thỏa thuận khác; hoặc
- Tổ chức nơi tác giả làm việc, nếu sáng chế được tác giả tạo ra do thực hiện nhiệm vụ của tổ chức được giao.
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký có thể chuyển giao hoặc để thừa kế quyền đăng ký cho tổ chức cá nhân khác.
Dịch vụ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của IP Ngọc Anh
IP Ngọc Anh cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích như:
- Tư vấn khả năng bảo hộ của sáng chế/giải pháp hữu ích
- Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích
- Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung thay đổi sản phẩm cho phù hợp
- Thực hiện tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký
- Thay mặt khách hàng trên cơ sở giấy ủy quyền tiến hành các thủ tục cần thiết để nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;
- Theo dõi đơn đăng ký sau khi được nộp và thông báo đến khách hàng từng giai đoạn thẩm định đơn đăng ký sáng chế;
- Trả lời thông báo hoặc nhận thông báo, quyết định từ cơ quan đăng ký liên quan đến sáng chế đăng ký
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký sáng chế và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ;
- Tư vấn và đại diện khách hàng tiến hành đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích ra các nước trên thế giới;
- Tư vấn giải quyết khiếu nại, tranh tụng liên quan đến sáng chế/giải pháp hữu ích.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Đối tượng không được bảo hộ sáng chế?”, nếu bạn có mong muốn duy trì hiệu lực các văn bằng bảo hộ hoặc mong muốn thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,… hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288