Đối tượng có thể trở thành kiểu dáng công nghiệp

Đối tượng có thể trở thành kiểu dáng công nghiệp

Đối tượng có thể trở thành kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, vậy sẽ có vô vàn hình dáng bên ngoài. Vậy có phải là hình dáng bên ngoài nào cũng là kiểu dáng công nghiệp không hay chỉ có một số đối tượng có thể trở thành kiểu dáng công nghiệp? Vấn đề này sẽ được VNNA giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi! 

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)

Nội dung tư vấn

Đối tượng có thể trở thành kiểu dáng công nghiệp

Pháp luật sở hữu trí tuệ không có quy định cụ thể về đối tượng nào có thể trở thành kiểu dáng công nghiệp; mà chỉ có quy định về những đối tượng không được coi là kiểu dáng công nghiệp và quy định về các điều kiện cần đáp ứng để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Cụ thể như sau:

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
  • Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

Theo quy định tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ, những sản phẩm dưới đây sẽ không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

– Sản phẩm có hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có.

VD: hình tròn của bánh xe, hình xoắn ốc của đinh ốc, mặt phẳng của đĩa CD, hai đầu của chiếc kim khâu,…

– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp vì không có khả năng áp dụng công nghiệp. Chúng ta sẽ không thể tạo ra hàng loạt những công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp giống y hệt nhau từ hình dáng cho đến nguyên vật liệu, trang thiết bị, nội thất bên trong. Bản vẽ thiết kế của các công trình xây dựng chỉ có giá trị thẩm mỹ và có thể được bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả.

VD: nhà xây, công trình cầu đường,…

Tuy nhiên, nếu sản phẩm là khung nhà có thể lắp ráp, di chuyển vẫn được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp.

– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm

VD: hình dáng kem đánh răng, động cơ xe máy,…

– Sản phẩm có kiểu dáng chứa biểu tượng hoặc huy hiệu

VD: quốc kỳ, quốc huy của Việt Nam,…

– Sản phẩm có kiểu dáng trái với thuần phong mỹ tục.

Đối tượng có thể trở thành kiểu dáng công nghiệp
Đối tượng có thể trở thành kiểu dáng công nghiệp

=> Như vậy; tất cả các đối tượng không thuộc trường hợp không được bảo hộ quy định tại Điều 64 Luật SHTT và đáp ứng đủ 3 điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp là đều có thể trở thành kiểu dáng công nghiệp. Như vậy; các đối tượng có thể trở thành kiểu dáng công nghiệp rất đa dạng, có phạm vi rất rộng.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của VNNA

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến kiểu dáng công nghiệp như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu kiểu dáng công nghiệp và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho kiểu dáng;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại kiểu dáng dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của VNNA về “Đối tượng có thể trở thành kiểu dáng công nghiệp”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288