Thực phẩm là những sản phẩm mà chúng ta sử dụng để chế biến tạo thành món ăn. Nhắc đến thực phẩm thì có vô vàn chủng loại, có thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như: thịt gà, thịt bò,..; cũng có thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: các loại rau, củ, quả,… Vậy việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho các thực phẩm được thực hiện như thế nào? Vấn đề đó sẽ được VNNA giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Đăng ký nhãn hiệu thực phẩm
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thực phẩm
– 2 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A (Ban hành theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu cho các loại thực phẩm
– Căn cứ vào Bảng Phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ Nixơ phiên bản 12-2023 để xác định thì nhóm bảo hộ đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm sẽ thuộc nhóm nào. Việc xác định đúng sản phẩm và đúng nhóm sản phẩm có ý nghĩa quan trọng vì đây là một tiêu chí đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.
– Cụ thể nhóm sản phẩm được phân vào như sau:
- Đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng như rau và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản thuộc nhóm 29;
- Đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản cũng như các loại gia vị dùng cho thực phẩm được phân vào nhóm 30.
- Thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh ( nhóm 5); chất bổ sung ăn kiêng ( nhóm 5); và một số thực phẩm gốc thực vật thuộc các nhóm khác nhau cần tra cứu cụ thể trong danh mục hàng hóa theo vần chữ cái.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
- Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks?0&query=*:*#
- Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).
- Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).
- Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.
Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.
Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ như phân tích trên, sau đó có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:
- Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng.
- Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.
- Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện các công việc sau:
- Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu: 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:09-12 tháng.
Bước 4: Trả kết quả
Kết thúc thời gian thẩm định nội dung; Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.
Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng; người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu. Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của VNNA
Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ VNNA & Associates với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là Tư vấn ” Đăng ký nhãn hiệu thực phẩm ” cho các doanh nghiệp của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288