Hồng Kông được xem là trung tâm tài chính tại Châu Á với nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng toàn diện, cùng với nhiều chính sách hỗ trợ thương mại, Hồng Kông đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư đến từ khắp nơi trên thế giới. Người nộp đơn cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu tại Hồng Kông? Tất cả sẽ được IP Ngọc Anh giải đáp trong bài viết “Đăng ký nhãn hiệu tại Hồng Kông” dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Pháp lệnh Nhãn hiệu (Cap.599)
- Quy tắc Nhãn hiệu (Cap.559A)
Nội dung cần tư vấn
Thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu tại Hồng Kông không khó, tuy nhiên để nhãn hiệu được bảo hộ thì không phải đơn giản. Do đó để tránh nhãn hiệu bị từ chối, người nộp đơn nên lưu ý một số điểm sau trước khi tiến hành nộp đơn. Cụ thể:
Việc đăng ký nhãn hiệu tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Nhãn hiệu (Cap.559) và Quy tắc Nhãn hiệu (Cap.559A) .
- Thứ nhất, đảm bảo nhãn hiệu đăng ký đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo pháp luật Hồng Kông. Ví dụ như: Nhãn hiệu có khả năng phân biệt không, nhãn hiệu có mô tả về hàng hóa và dịch vụ đăng ký hay không, nhãn hiệu có phải là từ ngữ thông dụng và phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh hoặc đời sống hàng ngày không,…
- Thứ hai, đảm bảo chưa có nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu định đăng ký cho sản phẩm và dịch vụ trùng/tương tự đã được đăng ký trước đó: Để hạn chế việc này người nộp đơn nên tra cứu trước khi đăng ký để tìm kiếm xem có nhãn hiệu nào trùng/tương tự được nộp đơn trước đó hay chưa. Nếu chưa thì có thể tiến hành đăng ký, nếu có thì nên chọn lựa nhãn hiệu khác để tránh bị từ chối sẽ tốn kém thời gian và chi phí.
- Thứ ba, đảm bảo thông tin liên hệ với cơ quan đăng ký. Để tiết kiệm chi phí, một số chủ đơn đã quyết định tự nộp đơn hoặc trực tiếp liên hệ với luật sư tại Hồng Kông để tiến hành việc đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên việc này được khuyến khích là không nên bởi một số lý do sau:
- Chủ đơn không hiểu một số quy định cụ thể của chuyên ngành sẽ rất khó để trao đổi cũng như khắc phục các thiếu sót mà Cơ quan sở hữu trí tuệ Hồng Kông/ hoặc luật sư Sở tại yêu cầu. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn cho cả hai bên hoặc có thể cung cấp thông tin không đúng dẫn đến đơn bị từ chối/hủy bỏ.
- Các kênh thông tin không thường xuyên nên thất lạc tài liệu hoặc bị quá hạn trả lời các thông báo: Trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn có thể phải trả lời một số thông báo như từ chối hình thức, từ chối nội dung, phản đối,….với mỗi thông báo đều cần thời hạn trả lời. Do đó nếu người nộp đơn không thường xuyên kiểm tra kênh thông tin hoặc không nắm được thời hạn để trả lời thì có thể bị bỏ qua các mốc thời gian quan trong và đơn có thể bị từ chối.
Tra cứu nhãn hiệu tại Hồng Kông
- Trước khi đăng ký nhãn hiệu tại Hồng Kông, người đăng ký phải tra cứu để xem có nhãn hiệu tương tự nào đã được đăng ký hay chưa. Có hai cách để tra cứu nhãn hiệu:
- Người đăng ký nhãn hiệu điền và nộp mẫu T1 cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu để tra nhãn hiệu – có cung cấp dịch vụ Tra cứu và Tư vấn sơ bộ cho người đăng ký nhãn hiệu.
- Tự tra cứu trên mạng – người đăng ký nhãn hiệu truy cập link này để tra cứu.
Hồ sơ đăng ký
- Người đăng ký nhãn hiệu phải điền đủ các thông tin có trong form T2 theo mẫu của Sở Sở hữu trí tuệ Hongkong bằng Tiếng Anh.
- Mẫu bản vẽ/ảnh của nhãn hiệu
- Lệ phí đăng ký
Lưu ý khi điền mẫu T2:
- Sau khi đã nộp Mẫu T2, chỉ có thể cho phép sửa đổi đối với đơn hợp lệ theo mục 46 của Pháp lệnh về Nhãn hiệu.
- Mọi khoản phí nộp đơn cho Mẫu T2 thường không được hoàn trả ngay cả khi đơn đăng ký không hợp lệ.
Sau đó gửi đơn đăng ký đến địa chỉ:
- Trade Marks Registry, Intellectual Property Department
24/F, Wu Chung House, Wanchai, 213 Queen’s Road East, Hong Kong, China
Thẩm định hình thức
- Nếu hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sai sót hoặc thiếu các thông tin, cơ quan Sở hữu trí tuệ sẽ yêu cầu người đăng ký sửa đổi, bổ sung.
Thẩm định nội dung
- Phòng Sở hữu trí tuệ xem xét các nhãn hiệu có thỏa mãn các điều kiện của nhãn hiệu được nếu trong Pháp lệnh về Nhãn hiệu hay không; từ đó đánh giá khả năng chấp nhận đăng ký cho nhãn hiệu.
- Nếu nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện cơ quan Sở hữu trí tuệ ra thông báo phản đối đăng ký cho nhãn hiệu. Người nộp đơn có 6 tháng để xem xét và gửi công văn phản hồi, khiếu nại quyết định này (có thể gia hạn thêm 3 tháng).
Khi đăng ký nhãn hiệu tại Hồng Kông, người nộp đơn có thể phải trả phí nếu có phản đối
- Khi nhãn hiệu được đăng trên Tạp chí Sở hữu trí tuệ Hồng Kông, bất kỳ ai cũng có thể phản đối nhãn hiệu đó. Yêu cầu phản đối cần được nộp trong ba tháng kể từ ngày nhãn hiệu được công bố trên Tạp chí.
- Trường hợp này Chủ đơn có quyền rút đơn hoặc trả lời thông báo phản đối đó trong thời hạn quy định. Văn phòng Sở hữu trí tuệ Hồng Kông sẽ xem xét dựa trên các tài liệu, bằng chứng mà các bên cung cấp. Trường hợp Chủ đơn rút đơn hoặc thua trong thủ tục phản đối, có thể phải trả cho bên phản đối một khoản chi phí.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288