Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo vùng lãnh thổ

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo vùng lãnh thổ

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo vùng lãnh thổ

Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu sẽ được thực hiện theo nguyên tắc lãnh thổ, nghĩa là doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở quốc gia nào thì được bảo hộ ở quốc gia đó. Phạm vi bảo hộ cũng có thể được mở rộng nếu các doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia khác hay đăng ký theo hệ thống Madrid. Vậy có thể đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo vùng lãnh thổ không? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết này. Mời bạn đọc cùng theo dõi! 

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo vùng lãnh thổ

Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo vùng lãnh thổ được thực hiện bởi một trong các hình thức sau: 

  • Chỉ định bảo hộ nhãn hiệu thông qua hệ thống Madrid;
  • Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cơ quan sở hữu trí tuệ chung của vùng lãnh thổ (nếu có); ví dụ: Cơ quan sở hữu trí tuệ Liên minh Châu âu (European Union Intellectual Property Office -EUIPO);
  • Nộp đơn đăng ký riêng lẻ tại một số quốc gia thuộc vùng lãnh thổ mà bạn muốn theo hình thức đăng ký quốc gia.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo vùng lãnh thổ

Đăng ký nhãn hiệu vùng lãnh thổ theo hình thức đăng ký quốc gia 

*Đối với hình thức đăng ký tại quốc gia sở tại thì bạn muốn đăng ký tại vùng lãnh thổ nào thì chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo quy định của từng nước trong vùng lãnh thổ đó và nộp tại cơ quan có thẩm quyền của từng quốc gia thuộc vùng lãnh thổ. 

Đăng ký nhãn hiệu vùng lãnh thổ theo hệ thống Madrid 

Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid là hình thức nộp đơn đăng ký quốc tế được áp dụng đối với các nước là thành viên của hệ thống Madrid. Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) và trong đơn sẽ chỉ định tới các nước là thành viên của hệ thống Madrid.

Tiêu chí Nghị định thư Madrid Thỏa ước Madrid
Cơ sở đăng ký Dựa trên đơn đăng ký đã nộp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại nước xuất xứ. Dựa vào Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại nước sở tại.
Ngôn ngữ đơn đăng ký Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp Tiếng Pháp
Điều kiện nộp đơn Doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế ngay sau khi đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại mà không cần phải đợi đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước đó Doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sau khi đã được cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại nước sở tại
Hiệu lực đăng ký quốc tế Trong vòng 18 tháng kể từ khi nộp đơn hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời hạn quy định Trong vòng 12 tháng, kể từ khi đơn được nộp hợp lệ nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời hạn quy định.
Thời hạn bảo hộ 10 năm và có thể được gia hạn thêm. 20 năm và có thể gia hạn thêm
Chuyển đổi đơn đăng ký quốc tế thành đơn quốc gia Đơn đăng ký chỉ định tại các quốc gia vẫn có hiệu lực và giữ nguyên ngày chỉ định trong trường hợp đơn đăng ký tại nước xuất xứ bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ nếu việc chỉ định được thực hiện trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp đơn tại nước xuất xứ Không quy định về việc chuyển đổi đơn
Mức độ phụ thuộc vào Giấy chứng nhận gốc tại nước xuất xứ Không đề cập đến vấn đề này Sẽ bị mất hiệu lực bảo hộ nếu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước xuất xứ bị hủy bỏ vì bất kỳ lý do gì.
Cách tính phí chỉ định Phí theo từng nước quy định, hoặc theo quy định chung Phí theo quy định chung
Số lượng quốc gia có thể lựa chọn chỉ định bảo hộ 81 56
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo vùng lãnh thổ
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo vùng lãnh thổ

Đăng ký nhãn hiệu vùng lãnh thổ tại cơ quan sở hữu trí tuệ vùng 

Như IP Ngọc Anh đã phân tích ở trên, hình thức đăng ký này phụ thuộc vào sự phát triển của từng vùng lãnh thổ. Do đó, chúng tôi xin phép được giới thiệu vấn đề đăng ký nhãn hiệu tại 02 vùng lãnh thổ là châu Âu và châu Phi. 

Tại châu Âu: 

Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu có thể đăng ký trực tiếp tại EUIPO: Người nộp đơn có thể gửi đơn đăng ký nhãn hiệu của Liên minh nhãn hiệu Châu Âu (EUTM) tại văn phòng EUIPO có trụ sở tại thành phố Alicante, Tây Ban Nha. Nhãn hiệu của Liên minh Châu Âu (European Union Trade Mark – EUTM) giúp nhãn hiệu của bạn được bảo hộ ở tất cả các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu.

Tại châu Phi: 

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Châu Phi có thể được thực hiện qua hai tổ chức OAPI và ARIPO. Hai tổ chức sở hữu trí tuệ này liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ tại 27/54 quốc gia Châu Phi. Cả hai tổ chức đều đã thiết lập và áp dụng bảo hộ thương hiệu tại Châu Phi.

  • OAPI: thành lập bởi hiệp ước Bangui vào năm 1977, bao gồm 17 thành viên. Các thành viên của hiệp ước này chủ yếu bao gồm các quốc gia nói ngôn ngữ Pháp ở Tây Phi. Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua OAPI là tự động và thống nhất. Nhãn hiệu đăng ký tại OAPI mặc nhiên được coi là đã đăng ký ở tại các nước thành viên. Ngoài ra, các nước thành viên trong hệ thống OAPI không có hệ thống luật sở hữu trí tuệ riêng. Tại các quốc gia này, hiệp ước Bangui là bộ luật sở hữu trí tuệ chung cả khu vực. Thời gian đăng ký một nhãn hiệu tại OAPI thường mất từ 10 tới 14 tháng. Thời hạn phản đối là 06 tháng tính từ ngày cấp văn bằng.
  • ARIPO: là tổ chức sở hữu trí tuệ thành lập dựa trên hiệp ước Lusaka năm 1979. ARIPO bao gồm các quốc gia Châu Phi nói tiếng anh. Khác với OAPI, đăng ký nhãn hiệu tại ARIPO yêu cầu chủ đơn chỉ định quốc gia. Nếu có một quốc gia phản đối nhãn hiệu, thì nhãn hiệu vẫn sẽ hiệu lực với các quốc gia được chỉ định khác. Ngoài ra, mỗi thành viên của ARIPO đều có luật nhãn hiệu riêng; ARIPO sẽ phải suy xét điều kiện nhãn hiệu tương ứng với quốc gia được chỉ định. Việc này có thể bao gồm việc phải tra cứu nhãn hiệu. Thông thường, đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Châu Phi qua ARIPO mất từ 12 tới 18 tháng. Thời hạn phản đối là 3 tháng tính từ ngày công báo. ARIPO có thể phức tạp hơn OAPI, nhưng lại chặt chẽ hơn, đảm bảo nhãn hiệu được bảo hộ tốt hơn so với OAPI. Bên cạnh hai hình thức này, nhãn hiệu có thể đăng ký qua hệ thống Madrid với các nước Châu Phi là thành viên của hiệp định này (Botswana, Gambia, Ghana, Kenya, Liberia, Malawi, Mozambique, Namibia và Zimbabwe.)

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo vùng lãnh thổ”. Nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu quốc tế hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.