Đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu mỹ phẩm

Đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu mỹ phẩm

Đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu mỹ phẩm

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỹ phẩm là một trong những vật phẩm không thể thiếu của chị em phụ nữ. Mỹ phẩm có thể là các loại son, phấn, hay kem dưỡng da,… Chính vì vậy ngành công nghiệp mỹ phẩm ngày càng phát triển, cả về sản xuất và kinh doanh. Việc xây dựng một thương hiệu mỹ phẩm của riêng mình và bảo hộ nó cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn 

Đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu mỹ phẩm

Hồ sơ đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu mỹ phẩm 

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A 
  • 05 Mẫu nhãn hiệu mỹ phẩm kèm theo;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Ngoài ra; các cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị các giấy tờ khác (nếu có) như:

  • Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
  • Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu mỹ phẩm
Đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu mỹ phẩm

Thủ tục đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu mỹ phẩm 

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu

Đây không phải là bước bắt buộc nhưng vô cùng quan trọng giúp cho các bạn tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu.

Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: 

  • Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks;jsessionid=8B2066042704FBFFD55D7F07268036FF?0&query=*:*
  • Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).
  • Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).
  • Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).
  • Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.

Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.

Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ như phân tích trên, sau đó có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

  • Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng.
  • Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.
  • Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu: 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
  • Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:09-12 tháng.

Bước 4: Trả kết quả

Kết thúc thời gian thẩm định nội dung; Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.

Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng; người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu. Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu mỹ phẩm”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.