Đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Khi nhắc đến một tác phẩm mỹ thuật người ta thường nghĩ ngay đến các bức tranh vẽ; tuy nhiên khi nhắc đến tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì mọi người lại khó hình dung nó là tác phẩm gì. Vậy tác phẩm ứng dụng mỹ thuật là gì? Đăng ký bản quyền tác phẩm ứng dụng mỹ thuật ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây vì tất cả những vấn đề đó sẽ được VNNA giải đáp trong bài viết này! 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn 

Thế nào là tác phẩm ứng dụng mỹ thuật? 

Theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP định nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là:

  • Tác phẩm được thể hiện bởi đường nét; màu sắc, hình khối, bố cục;
  • Có tính hữu ích;
  • Có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích;
  • Được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp. 

Ví dụ: Thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, trang trí; hay là logo của một công ty;…

Như vậy, có thể hiểu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là hình thức thể hiện bên ngoài. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường được gắn vào một đồ vật có công dụng hữu ích.

Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ ; Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong những tác phẩm sẽ được pháp luật bảo hộ. Tuy đây không phải là thủ tục bắt buộc nhưng rất cần thiết để tác giả cũng như chủ sở hữu bảo vệ quyền và lợi ích của mình. 

Tại sao nên đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng 

Đăng kí bản quyền tác phẩm mỹ thuật không phải là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên; đây là thủ tục cần thiết, là cơ sở để các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ hợp pháp và là căn cứ pháp lý quan trọng trong trường hợp xảy ra tranh chấp về bản quyền.

Nếu tác giả; chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không đăng ký bản quyền; thì khi có tranh chấp xảy ra các chủ thể này có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó; tức là phải tự mình cung cấp các tài liệu; chứng cứ để chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm.

Tuy nhiên; để chứng minh được quyền của mình đối với các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng rất khó; mất nhiều thời gian. Trong khi đó; thủ tục đăng kí bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nhanh chóng; tương đối đơn giản. 

Đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng 

Điều kiện để tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ 

Tác phẩm được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Một là, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là kết quả của hoạt động sáng tạo:

Khoản 3 Điều 14 Luật SHTT hiện hành quy định: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Do đó, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là sự sáng tạo trực tiếp của tác giả. Không phải là sự sao chép từ tác phẩm khác.

– Hai là, phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định: 

Khoản 7 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học. Thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng 

Cũng là một tác phẩm được bảo hộ nên đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại Điều 50 Luật SHTT; cụ thể: 

  • Tờ khai đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;
  • Hai bản in tác phẩm đăng ký;
  • Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn. Nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác. Do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả. Nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu. Nếu tác phẩm thuộc sở hữu chung;
  • Bản sao chứng minh thư của tác giả;

Lưu ý: Các tài liệu nêu trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng 

Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ đã chuẩn bị theo phân tích tại mục trên của bài viết tại Cục bản quyền tác giả. Hoặc có thể uỷ quyền cho người khác đi nộp đơn theo Giấy uỷ quyền hợp lệ.

Trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ nếu tác phẩm đủ điều kiện được bảo hồ Cục bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Trường hợp tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này không đáp ứng được các điều kiện để được bảo hộ về bản quyền tác giả thì Cục Bản quyền tác giả cũng sẽ phải trả lời bằng văn bản cho người nộp đơn vì lý do không cấp.

Dịch vụ đăng ký quyền tác giả của VNNA

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác giả như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng;
  • Thực hiện đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm tại Cục bản quyền.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Đăng ký quyền tác giả, hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288