Cấu tạo của kiểu dáng công nghiệp

Cấu tạo của kiểu dáng công nghiệp

Cấu tạo của kiểu dáng công nghiệp

Bất cứ sản phẩm gì cũng được cấu tạo bởi nhiều thành phần. Vậy cấu tạo của kiểu dáng công nghiệp ra sao? Pháp luật có quy định như thế nào về cấu tạo của kiểu dáng công nghiệp. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của VNNA! 

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)

Nội dung tư vấn

Cấu tạo của kiểu dáng công nghiệp

Đặc điểm cấu tạo của kiểu dáng công nghiệp 

Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, cấu tạo từ những dấu hiệu có thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng. Trong đó, cấu tạo của kiểu dáng công nghiệp hay còn gọi là đặc điểm tạo dáng được xem là quan trọng nhất để quyết định một kiểu dáng có đáp ứng các điều kiện bảo hộ hay không.

Đặc điểm tạo dáng (cấu tạo) của kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của KDCN, được tạo bởi các dấu hiệu có thể nhìn thấy được như hình khối, đường nét, màu sắc, tương quan vị trí, tương quan kích thước. Chúng là những đặc điểm khi kết hợp với nhau hoặc kết hợp cùng đặc điểm (dấu hiệu) khác tạo thành một tập hợp cần và đủ để tạo thành KDCN đó.

Đặc điểm tạo dáng của KDCN là yếu tố quan trọng để xem xét chúng có đáp ứng điều kiện bảo hộ KDCN hay không. Thông qua việc so sánh và đối chiếu đặc điểm tạo dáng của KDCN đó với các KDCN đã tồn tại trước đây, người ta đánh giá được tính mới và tính sáng tạo của nó. Đó cũng là lý do tại sao việc hiểu và nắm bắt như thế nào là đặc điểm tạo dáng của KDCN trở nên vô cùng quan trọng.

Thế nào là cấu tạo cơ bản và cấu tạo không cơ bản 

Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ghi nhận đặc điểm tạo dáng có thể chia thành hai loại là Đặc điểm tạo dáng cơ bản và Đặc điểm tạo dáng không cơ bản. Trong đó:

  • Đặc điểm tạo dáng cơ bản là các dấu hiệu tạo dáng dễ dàng nhận biết và ghi nhớ. Chúng cần và đủ để người ta xác định và phân biệt được KDCN này với các KDCN khác cùng loại đã được thể hiện trước đó.
  • Đặc điểm tạo dáng không cơ bản là các dấu hiệu/ đặc điểm tạo dáng còn lại không rơi vào trường hợp trên.

Việc xác định đặc điểm tạo dáng cơ bản hay không cơ bản sẽ giúp bạn đánh giá được mức độ trọng yếu của các dấu hiệu tạo hình nên KDCN. Từ đó có sự cân nhắc và thay đổi phương án khi thiết kế và nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Ngoài ra, hiểu rõ các nội dung này còn giúp người nộp đơn thể hiện được trọng tâm nội dung mẫu KDCN của mình trong bản mô tả KDCN khi hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ.

Cấu tạo của kiểu dáng công nghiệp
Cấu tạo của kiểu dáng công nghiệp

Các yếu tố không được coi là cấu tạo của kiểu dáng công nghiệp 

Đặc điểm tạo dáng cần là dấu hiệu mang khả năng phân biệt, thể hiện được tính sáng tạo và tính mới khi đem so sánh KDCN đó với các KDCN đã được bộc lộ công khai trước đây. Do vậy, không phải yếu tố hay dấu hiệu nào cũng được pháp luật ghi nhận là đặc điểm tạo dáng của KDCN.

Dưới đây là một số yếu tố không được xem là đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp, cụ thể:

  • Hình khối, đường nét như hình dạng lõm của bát, cốc,…; hình dạng dẹt phẳng của đĩa ghi dữ liệu,…. Bởi, chúng là các yếu tố được quyết định bởi chính chức năng kỹ thuật của sản phẩm. Nói cách khác, để phát huy được tốt chức năng, vai trò của các sản phẩm này, buộc người thiết kế phải đưa vào sản phẩm các đặc điểm hình khối và đường nét như vậy.
  • Các yếu tố khi có mặt hay không vẫn không làm thay đổi ấn tượng về hình dáng của sản phẩm. Nói cách khác, khi đặt yếu tố đó trong tập hợp các dấu hiệu, chúng không đủ gây ấn tượng thẩm mỹ. Cũng vì vậy, chúng không thể được xem là đặc điểm tạo dáng nhằm bộc lộ sự sáng tạo cũng như tính mới của KDCN này.
  • Vật liệu dùng để chế tạo sản phẩm: Bởi bản chất KDCN là pháp luật bảo hộ hình dáng bên ngoài của sản phẩm khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Việc thay đổi vật liệu dùng chế tạo sản phẩm không phát huy được tính mới, vì vậy chúng không được xem là đặc điểm tạo dáng của KDCN.
  • Các dấu hiệu được gắn, dán,… lên sản phẩm chỉ thực hiện chức năng thông tin, hướng dẫn về nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, cách sử dụng,… của sản phẩm đó. Thực tế, chúng cũng không thể hiện được tính mới, tính sáng tạo đủ đáp ứng điều kiện bảo hộ KDCN.
  • Kích cỡ của sản phẩm cũng không được xem là đặc điểm tạo hình của KDCN, trừ trường hợp thay đổi kích cỡ trang trí cho mẫu vải hoặc vật liệu tương tự.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của VNNA

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến kiểu dáng công nghiệp như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu kiểu dáng công nghiệp và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho kiểu dáng;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại kiểu dáng dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của VNNA về “Cấu tạo của kiểu dáng công nghiệp”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288