Cách nhận biết nhãn hiệu bị trùng

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13

Cách nhận biết nhãn hiệu bị trùng

Bị trùng là một trong các dấu hiệu khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ. Vậy thế nào là nhãn hiệu bị trùng? Làm thế nào để biết nhãn hiệu mình định đăng ký có bị trùng hay không? Tất cả các vấn đề này sẽ được VNNA giải đáp trong bài viết “Cách nhận biết nhãn hiệu bị trùng”. Mời bạn đọc cùng theo dõi! 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 

Nội dung tư vấn 

Thế nào là nhãn hiệu bị trùng? 

1. Dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu khác

    Dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu khác nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu được so sánh cả về cấu trúc, cách thể hiện, cách phát âm và ý nghĩa của nhãn hiệu. Chẳng hạn như nhãn hiệu “VINAMILK” cho sản phẩm sữa đã được cấp văn bằng bảo hộ từ năm 2010, đến năm 2015 công ty A lại nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “VINAMILK” cho sản phẩm sữa của họ, như vậy Cục SHTT sau khi xem xét nhãn hiệu xin đăng ký bảo hộ của công ty A sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ vì nhãn hiệu này trùng hoàn toàn với nhãn hiệu “VINAMILK” đã được cấp văn bằng bảo hộ trước đó.

 2. Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác

      Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác nếu dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu khác về cấu trúc (chẳng hạn ANPHA và ANPHAN) và/hoặc cách phát âm (chẳng hạn GONGCHA và GONGTRA) và/hoặc ý nghĩa của nhãn hiệu (chẳng hạn NEWSTAR và NGÔI SAO MỚI) và/hoặc hình thức thể hiện của nhãn hiệu cả phần chữ lẫn phần hình, đối với phần hình của nhãn hiệu cần xem xét đến các yếu tố về đường nét, hình khối, màu sắc, sự phối hợp các chi tiết trong nhãn hiệu để xem xét xem tổng thể dấu hiệu đó có tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được bảo hộ hay không. Ngoài so sánh những điểm này chúng ta cần xem xét khả năng trùng hoặc tương tự giữa hàng hóa, dịch vụ đi kèm với dấu hiệu xin đăng ký với hàng hóa, dịch vụ đã đăng kí cho nhãn hiệu khác.

3. Hàng hóa hoặc dịch vụ được coi là tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ khác khi nào?

  • Một là, chúng có bản chất gần giống nhau và có cùng mục đích sử dụng. Chẳng hạn mặt hàng Vải vóc và Quần áo, hai mặt hàng này có cùng chức năng sử dụng, bản chất chúng gần như nhau. Hoặc dịch vụ Cho thuê xe tự lái và dịch vụ Taxi, hai dịch vụ này đều liên quan đến phương tiện vận chuyển, mục đích tương đối giống nhau dễ gây nhầm lẫn.
  • Hai là, chúng có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo…) hoặc cùng chức năng, mục đích sử dụng. Chẳng hạn như quần áo và giày dép.
  • Ba là, tương tự nhau về bản chất, chẳng hạn sản phẩm nước khoáng và sản phẩm nước ngọt có ga, về bản chất chúng đều là nước uống đóng chai.
  • Bốn là, tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng, chẳng hạn sản phẩm nồi áp xuất và nồi chiên, đều là sản phẩm được sử dụng với mục đích nấu nướng trong nhà bếp.

Cách nhận biết nhãn hiệu bị trùng 

Cách nhận biết nhãn hiệu bị trùng thứ nhất 

Phương thức đầu tiên để nhận biết nhãn hiệu bị trùng đó chính là dùng cảm quan đánh giá ban đầu. Đây chính là cách đơn giản và dễ dàng nhất, khi bạn sử dụng mắt và tai để đánh giá; tuy nhiên nó không áp dụng được với toàn bộ nhãn hiệu. Tại sao VNNA lại khẳng định như vậy? Bởi lẽ việc dùng cảm quan để đánh giá thì chỉ áp dụng được với các nhãn hiệu có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng mà bạn có thể dễ dàng nhận biết được bằng cách nhìn và nghe, ví dụ:

(1) bạn sử dụng nhãn hiệu “Samsung” cho công ty buôn bán sửa chữa điện thoại, ai trong chúng ta cũng đã biết Samsung là công ty lớn và nổi tiếng của Hàn Quốc đã sản xuất ra rất nhiều mẫu điện thoại cho hàng triệu người tiêu dùng và hơn thế nữa họ cũng có rất nhiều khu công nghiệp đặt tại Việt Nam chúng ta; 

(2) bạn sáng tạo ra 1 loại bánh làm từ đỗ đen và bạn định sử dụng nhãn hiệu oryon cho loại bánh đó, tuy nhiên đây lại là dấu hiệu trùng với nhãn hiệu “orion” – 1 thương hiệu bánh kẹo rất nổi tiếng, có thể kể đến các loại bánh như: chocopie, bánh trứng custas;… khi cách phát âm của chúng hoàn toàn giống nhau 

Cách nhận biết nhãn hiệu bị trùng thứ hai 

Đối với cách nhận biết thứ hai có thể áp dụng cho toàn bộ nhãn hiệu và khả năng chính xác cũng lên đến 50%. Cụ thể như sau: 

Việc tra cứu nhãn hiệu nộp đơn tại Việt Nam có thể thực hiện qua thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish. Thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish là công cụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới hỗ trợ và phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng.

Bước 1: Truy cập địa chỉ: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/home;jsessionid=BF6266FD1F69E2850F20AA4FF4730CE6?0

– Người dùng có thể chọn Ngôn ngữ tại hộp thoại ngôn ngữ.

– Chọn các màn hình tra cứu chuyên sâu bằng cách nhấn vào phần chữ “Sáng chế”, “Kiểu dáng”, “Nhãn hiệu” hoặc nhấn vào các số tương ứng ở dưới các chữ này.

– Chọn “Trợ giúp” để đọc hướng dẫn sử dụng Thư viện số (bằng tiếng Anh).

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu
Theo chế độ mặc định, người dùng có 4 trường để nhập từ khóa tra cứu là “Số đơn”, “Nhãn hiệu”, “Chủ đơn”, “Phân loại Nice”.

Người dùng có thể lựa chọn để bổ sung thêm các trường tra cứu ở bên lề bên trái, bằng cách tích vào biểu tượng ô vuông, ngay sau khi tích vào ô vuông thì trường tương ứng xuất hiện trên màn hình tra cứu.

Cách nhận biết nhãn hiệu bị trùng thứ ba 

Cách nhận biết thứ ba chính là tra cứu chuyên sâu; tuy nhiên đây không phải là cách thức mà bạn có thể thực hiện. 

Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu được hiểu là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu nâng cao,  khách hàng sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Với cách tra cứu này, kết quả tra cứu có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Lưu ý: Hình thức tra cứu này sẽ mất phí tra cứu.

=> Đối với cách nhận biết nào cũng sẽ có ưu, nhược điểm của nó, mong rằng thông qua bài viết này bạn có thể lựa chọn cách nhận biết phù hợp với nhu cầu của mình nhé! 

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của VNNA

Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ VNNA & Associates với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của VNNA về “Cách nhận biết nhãn hiệu bị trùng”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288