Khi đăng ký nhãn hiệu, một công việc khá quan trọng không thể bỏ qua đó là thực hiện phân loại sản phẩm/dịch vụ. Theo quy định, việc phân loại dựa trên bảng phân loại quốc tế hay còn gọi là bảng phân loại Ni – xơ. Và trên thực tế bảng phân loại này gồm những nội dung gì? Các nước sử dụng bảng phân loại quốc tế? Và cần lưu ý điều gì khi sử dụng bảng phân loại này? … Tất cả những vấn đề đó sẽ được IP Ngọc Anh giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Giới thiệu về bảng phân loại quốc tế
Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ vì mục đích đăng ký nhãn hiệu là điều ước quốc tế đa phương được ký kết ngày 15/6/1957 tại Ni-xơ và có hiệu lực từ ngày 08/4/1961. Thỏa ước Ni-xơ được sửa đổi tại Stockholm ngày 14/7/1967 và tại Geneva ngày 13/5/1977 và 28/9/1979. Số quốc gia thành viên của Thỏa ước Ni-xơ đến ngày 01/8/2011 là 83. Việt Nam chưa tham gia Thỏa ước Ni-xơ.
Trên cơ sở Thỏa ước Ni-xơ, hệ thống phân loại quốc tế sử dụng để phân loại hàng hóa và dịch vụ vì mục đích đăng ký nhãn hiệu được ban hành và thường được gọi là Bảng phân loại Ni-xơ. Bảng phân loại Ni-xơ hiện tại bao gồm:
- Bảng danh mục các nhóm hàng hóa/dịch vụ với phần chú thích. Danh mục này bao gồm các nhóm hàng hóa (từ nhóm 1 đến nhóm 34) và các nhóm dịch vụ (từ nhóm 35 đến 45);
- Bảng danh mục hàng hóa/dịch vụ theo vần chữ cái của mỗi nhóm.
Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ thường xuyên được cập nhật và chỉnh lý. Đến nay, Phiên bản 12 – 2023 của Bảng phân loại này đang được sử dụng. Việc sử dụng Bảng phân loại Ni-xơ được phần lớn Cơ quan nhãn hiệu của các nước sử dụng vì ưu điểm nổi bật là việc đăng ký nhãn hiệu dựa trên một hệ thống phân loại thống nhất. Việc phân loại hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu để chuẩn bị đơn đăng ký nhãn hiệu tương tự nhau ở các nước cùng áp dụng Bảng phân loại Ni-xơ. Bên cạnh đó, Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ được phát hành bằng những ngôn ngữ chính trên thế giới giúp người nộp đơn dịch các hàng hóa và dịch vụ liệt kê trong đơn để đăng ký ở nước ngoài một cách đơn giản và thuận tiện.
Các nước sử dụng bảng phân loại quốc tế?
Việc áp dụng hiệu quả Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ tại Cơ quan nhãn hiệu của các nước nên tuy chỉ có 83 quốc gia tham gia Thỏa ước Ni-xơ nhưng số Cơ quan nhãn hiệu sử dụng Bảng phân loại này lên đến hơn 150, kể cả 4 Tổ chức khu vực là Tổ chức SHTT châu Phi (African Intellectual Property Organization – OAPI), Tổ chức SHTT khu vực châu Phi (African Regional Intellectual Property Organization – ARIPO), Tổ chức Benelux về SHTT (Benelux Organisation for Intellectual Property – BOIP), và Cơ quan Hài hòa hóa thị trường nội khối của Liên minh châu Âu (European Union Office for Harmonization in the Internal Market – OHIM).
Pháp luật Việt Nam quy định việc sử dụng Hệ thống phân loại Ni-xơ cho việc phân loại hàng hóa và dịch vụ để đăng ký nhãn hiệu Tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/12/2007 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp quy định một trong những yêu cầu đối với Tờ khai đăng ký nhãn hiệu là “Danh mục các hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu” trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước Nice được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp”(Mục 37.4.e).
Lưu ý khi sử dụng bảng phân loại Ni – xơ
Để có thể sử dụng dễ dàng sử dụng Bảng phân loại Nixơ trong việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, bạn cần nắm rõ:
- Mỗi nhãn hiệu bạn muốn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm không được bảo hộ cho tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ trên thế giới mà chỉ được bảo hộ ở một số các hàng hóa, dịch vụ mà bạn liệt kê ra (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng được công nhận).
- Liệt kê nhiều loại hàng hóa/dịch vụ ở nhiều nhóm khác nhau thì mức phí phải nộp sẽ tăng lên cao và khả năng trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã đăng ký cũng tăng theo dẫn đến việc nhãn hiệu không được bảo hộ.
- Cùng một tên hàng hóa/dịch vụ, nhưng nếu được phân vào các nhóm khác nhau sẽ mang các tính chất khác nhau, bạn cần xác định đúng bản chất để lựa chọn sản phẩm/dịch vụ phù hợp.
- Số lượng hàng hóa/dịch vụ trên thực tế luôn nhiều hơn những gì được liệt kê trong bảng phân loại. Nếu bạn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm chưa có trong bảng phân loại và thực hiện phân nhóm cho hàng hóa đó không chính xác sẽ dẫn đến việc đơn của bạn phải được sửa, kéo dài thời gian đăng ký.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Các nước sử dụng bảng phân loại quốc tế?”. Nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu quốc tế hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com
- Hotline: 0862618669 hoặc 0865 069 288