Bí mật kinh doanh có đăng ký bảo hộ được không?

Bí mật kinh doanh có đăng ký bảo hộ được không?

Bí mật kinh doanh có đăng ký bảo hộ được không?

Đã là bí mật thì chắc chắn ai cũng muốn bảo vệ, không thể dễ dàng tiết lộ cho những người không liên quan biết được. Đặc biệt là các bí mật kinh doanh, điều này ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của cả một doanh nghiệp và những nhân sự ở đó. Giả sử một nhà máy sản xuất bánh lớn đã bị nhân viên tiết lộ công thức bánh đặc biệt ra ngoài khiến cho loại bánh đó không còn độc quyền, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có thể sản xuất ra loại bánh đó 1 cách dễ dàng, vậy chắc chắn rằng nhà sản xuất ban đầu sẽ bị thiệt hại đáng kể không chỉ là lợi nhuận mà cả vốn ban đầu. Vậy pháp luật có bảo hộ bí mật kinh doanh không hay bí mật kinh doanh có đăng ký bảo hộ được không? là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn 

Bí mật kinh doanh là gì?

Căn cứ Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Đây được xem là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

Bí mật kinh doanh có thể là quy trình tạo ra 1 sản phẩm nào đó hay danh sách khách hàng tiềm năng;… Ví dụ: công thức tạo ra món bánh crep cốm độc đáo.

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh:

  • Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp. Và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
  • Đối với trường hợp, bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên được giao thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong quá trình thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Tóm lại; Bí mật kinh doanh được định nghĩa là thông tin bất kỳ mà:

(1) Nói chung không được biết trong cộng đồng doanh nghiệp có liên quan hoặc với công chúng;
(2) Tạo ra những lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu nó. Lợi ích này phải xuất phát từ việc thông tin đó nói chung không được biết, chứ không chỉ bởi giá trị của thông tin đó; và
(3) Cần có những nỗ lực cần thiết để duy trì bí mật này.
Bí mật kinh doanh có đăng ký bảo hộ được không?
Bí mật kinh doanh có đăng ký bảo hộ được không?

Bí mật kinh doanh có đăng ký bảo hộ được không? 

Căn cứ theo Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

Bí mật kinh doanh được mặc nhiên được bảo hộ, không cần phải đăng ký bảo hộ.

Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

  • Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
  • Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
  • Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Ưu nhược điểm của chế độ tự bảo hộ đối với bí mật kinh doanh: 

Ưu điểm:

  • Được bảo hộ mặc nhiên, không cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
  • Không đăng ký nên bí mật kinh doanh không bị công khai;
  • Thời hạn bảo hộ vô hạn cho đến khi bí mật kinh doanh bị công khai.

Nhược điểm:

  • Cơ chế bảo hộ lỏng lẻo, khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu bí mật kinh doanh có nghĩa vụ chứng minh thông tin đáp ứng điều kiện bảo hộ là bí mật kinh doanh;
  • Không có quyền cấm chủ thể khác sử dụng bí mật kinh doanh do họ tạo ra một cách độc lập hoặc do phân tích ngược mà có.

Đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh dưới dạng sáng chế 

Ngoài cơ chế bảo hộ tự động nêu trên, các doanh nghiệp có thể cân nhắc chủ động đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh dưới hình thức đăng ký bảo hộ sáng chế.

Tuy nhiên để trả lời câu hỏi có nên đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh dưới danh nghĩa sáng chế hay không thì trước tiên cần biết được ưu, nhược điểm của phương thức này so với việc bảo hộ tự động.

Ưu điểm:

  • Chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ độc quyền về mặt nội dung ý tưởng trong suốt thời gian bảo hộ (20 năm kể từ ngày nộp đơn), cho phép chủ sở hữu được độc quyền sử dụng sáng chế, hạn chế được các hành vi xâm phạm quyền;
  • Khi có tranh chấp, chủ sở hữu không cần chứng minh quyền của mình chỉ cần đưa ra văn bằng bảo hộ;

Nhược điểm:

  • Như đã nêu, văn bằng bảo hộ sáng chế chỉ có hiệu lực 20 năm, nếu hết khoản thời gian này thì bí mật kinh doanh, dưới danh nghĩa là sáng chế sẽ được công bố công khai;
  • Người yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế phải công bố trước công chúng một cách chi tiết bí quyết kỹ thuật và phải nêu rõ phạm vi bảo hộ hợp lý. Khi hết hạn bảo hộ, bí quyết kỹ thuật sẽ không còn là độc quyền của chủ sở hữu nữa;
  • Cần thời gian và chi phí xin cấp văn bằng bảo hộ.

Dịch vụ sở hữu trí tuệ của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ: bản quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu,…;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả hay sở hữu công nghiệp;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục khác.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Bí mật kinh doanh có đăng ký bảo hộ được không?”, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@ipngocanh.com.vn 
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288