Khi việc đầu tư các video trên youtube như lên ý tưởng, tự sản xuất video,… tốn khá nhiều chi phí, thời gian. Bên cạnh đó, thu nhập từ youtube cũng không phải là ít, chính vì vậy mà có không ít tài khoản lập nên nhưng lại không tự phát triển mà lại chuyên đi ăn cắp, sao chép lại các video của các kênh khác để thu lợi bất chính, gây ảnh hưởng đến các youtuber chính thống. Trong bài viết này; IP Ngọc Anh sẽ hướng dẫn các bạn cách để bảo vệ bản quyền video trên youtube. Mời bạn đọc theo dõi bài viết!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Bảo vệ bản quyền video trên youtube
Tùy thuộc vào nội dung của video bạn sẽ có thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan phù hợp.
Bảo vệ bản quyền video trên youtube cách 1
Chủ sở hữu bản quyền video có thể sử dụng một hệ thống có tên là Content ID để dễ dàng đăng ký bản quyền youtube, xác định và quản lý nội dung của họ trên youtube. Hiện tại, youtube chỉ cấp Content ID cho các chủ sở hữu bản quyền đạt đủ các tiêu chí về nội dung video.
Ngoài content ID, youtube cũng cung cấp một số công cụ khác để quản lý bản quyền. Cụ thể như:
- Biểu mẫu web dùng để khiếu nại bản quyền.
- Chương trình xác minh nội dung (CVP).
- Copyright Match Tool.
Nếu bạn muốn sử dụng content ID, bạn có thể truy cập vào đường link này để gửi biểu mẫu về youtube xét duyệt: https://support.google.com/youtube/contact/copyright_management_tools_form
YouTube cũng đặt ra các nguyên tắc rõ ràng về cách sử dụng Content ID. Đối với những chủ sở hữu nội dung nhiều lần xác nhận nhầm quyền sở hữu, YouTube có thể ngừng cho phép truy cập vào Content ID và chấm dứt mối quan hệ đối tác.Vì vậy bạn cần cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện thao tác tự gửi biểu mẫu đăng ký sử dụng Content ID từ youtube.
Bảo vệ bản quyền video trên youtube cách 2
Theo quy định pháp luật hiện hành, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành có quy định hướng dẫn về việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
Hồ sơ đăng ký bản quyền
Để đăng ký bản quyền tác giả trên youtube cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền; (Lưu ý: theo quy định mới nhất trường hợp người ủy quyền là cá nhân thì giấy ủy quyền cần được công chứng, chứng thực chữ ký theo đúng quy định)
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Thủ tục đăng ký bản quyền
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Chủ sở hữu tác phẩm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật như phần giới thiệu trên của IP Ngọc Anh.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chủ sở hữu tác phẩm tạo hình hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục bản quyền tác giả.
Địa chỉ cục bản quyền:
- Tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/ 2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội;
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh;
- Tại Đà Nẵng: Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng;
Trường hợp người nộp đơn không sinh sống hoặc làm việc tại các tỉnh/thành phố trên có thể lựa chọn hình thức nộp đơn đăng ký thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Bước 2: Theo dõi hồ sơ và Nhận giấy chứng nhận đăng kí bản quyền tác phẩm
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Cục Bản quyền tác giả sẽ tiến hành thẩm định đơn:
- Nếu đơn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, Cục Bản quyền tác giả sẽ ra thông báo quyết định cấp Giấy chứng nhận và yêu cầu người nộp đơn nộp các khoản phí đăng ký theo quy định.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục sẽ thông báo từ chối và nêu rõ lý do bằng văn bản cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung hoặc có phản hồi về quyết định này.
Khi có xác nhận hồ sơ hợp lệ và quyết định cấp Văn bằng bảo hộ; người nộp đơn tiến hành nộp các khoản lệ phí quy định và nhận Giấy chứng nhận tại Cục Bản quyền tác giả. Đối với tác phẩm báo chí thì phải nộp mức phí là 100.000 đồng/ Giấy chứng nhận theo như Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC.
Dịch vụ đăng ký quyền tác giả của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác giả như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng;
- Thực hiện đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm tại Cục bản quyền.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288