Bảng phân loại quốc tế sáng chế

Bảng phân loại quốc tế sáng chế

Bảng phân loại quốc tế sáng chế

Tương tự như nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp; thì một trong những bước không thể bỏ qua khi đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích đó chính là phân loại và việc phân loại này tất nhiên phải dựa trên bảng phân loại quốc tế. Trong bài viết này; IP Ngọc Anh sẽ giới thiệu bảng phân loại quốc tế sáng chế/giải pháp hữu ích phiên bản mới nhất! Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn 

Bảng phân loại quốc tế sáng chế

Giới thiệu về bảng phân loại quốc tế sáng chế

Thỏa ước về Phân loại sáng chế quốc tế được ký kết ngày 24/03/1971 tại Hội nghị ngoại giao các nước thành viên Công ước Paris về Bảo hộ quyền SHCN tổ chức tại Strasbourg (Cộng hòa Pháp).

Phân loại sáng chế quốc tế là công cụ để phân loại sáng chế và giải pháp hữu ích một cách thống nhất trên phạm vi thế giới, và là công cụ tra cứu có hiệu quả, giúp nhanh chóng tìm ra những bản mô tả sáng chế thích hợp phục vụ cho việc đánh giá tính mới, trình độ sáng tạo của một giải pháp kỹ thuật, cũng như để xác định tình trạng kỹ thuật của một vấn đề cụ thể. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đã sử dụng phân loại sáng chế quốc tế, mặc dù có một vài nước vẫn dùng phân loại sáng chế quốc gia nhưng cũng vẫn ghi cả chỉ số phân loại sáng chế quốc tế tương ứng trên tư liệu sáng chế của mình. Nhờ đó mà việc tra cứu tư liệu sáng chế của các nước trở nên đơn giản, dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều so với trước đây khi mỗi nước sử dụng phân loại sáng chế quốc gia riêng.

Phân loại sáng chế quốc tế được một Hội đồng chuyên gia về IPC tiến hành sửa đổi thường kỳ và do đó, một phiên bản mới của Phân loại sáng chế quốc tế sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01 hàng năm. 

Bảng phân loại quốc tế sáng chế
Bảng phân loại quốc tế sáng chế

Cơ sở áp dụng 

Theo quy định nêu tại điểm 23.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ, tại mục “Phân loại sáng chế quốc tế” trong tờ khai đăng ký sáng chế, người nộp đơn cần nêu chỉ số phân loại giải pháp kỹ thuật cần bảo hộ theo Bảng phân loại quốc tế về sáng chế (theo Thoả ước Strasbourg) mới nhất được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp (phân loại đầy đủ, bao gồm phần, lớp, phân lớp, nhóm (nhóm chính hoặc nhóm phụ)). Nếu người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phân loại và người nộp đơn phải nộp phí phân loại theo quy định.

Tải xuống bảng phân loại quốc tế sáng chế 

Các phần nội dung cụ thể của Bảng phân loại quốc tế về sáng chế theo Thỏa ước Strasbuorg, phiên bản 2023.01 vẫn bao gồm các mục chủ yếu như sau:

PHẦN A: CÁC NHU CẦU CỦA ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
PHẦN B: CÁC QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ; GIAO THÔNG VẬN TẢI (B01-B43)
PHẦN B: CÁC QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ; GIAO THÔNG VẬN TẢI (B44-B99)
PHẦN C: HOÁ HỌC; LUYỆN KIM (C01-C07)
PHẦN C: HOÁ HỌC; LUYỆN KIM (C08-C99)
PHẦN D: DỆT; GIẤY
PHẦN E: XÂY DỰNG; MỎ
PHẦN F: PHẦN F: CƠ KHÍ; CHIẾU SÁNG; CẤP NHIỆT; VŨ KHÍ; KỸ THUẬT NỔ
PHẦN G: VẬT LÝ 
PHẦN H: ĐIỆN

Dịch vụ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của IP Ngọc Anh

IP Ngọc Anh cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích như: 

  • Tư vấn khả năng bảo hộ của sáng chế/giải pháp hữu ích
  • Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích
  • Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung thay đổi sản phẩm cho phù hợp
  • Thực hiện tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký
  • Thay mặt khách hàng trên cơ sở giấy ủy quyền tiến hành các thủ tục cần thiết để nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;
  • Theo dõi đơn đăng ký sau khi được nộp và thông báo đến khách hàng từng giai đoạn thẩm định đơn đăng ký sáng chế;
  • Trả lời thông báo hoặc nhận thông báo, quyết định từ cơ quan đăng ký liên quan đến sáng chế đăng ký
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký sáng chế và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ;
  • Tư vấn và đại diện khách hàng tiến hành đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích ra các nước trên thế giới;
  • Tư vấn giải quyết khiếu nại, tranh tụng liên quan đến sáng chế/giải pháp hữu ích.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu bạn có mong muốn duy trì hiệu lực các văn bằng bảo hộ hoặc mong muốn thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,… hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@ipngocanh.com.vn 
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288