Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017

Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017

Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017

Trong thời đại ngày nay, quan hệ kinh tế giữa các nước là vấn đề cần thiết và tất yếu trên cơ sở tận dụng lợi thế so sánh của từng nước nói riêng. Một trong vấn đề quan trọng của quan hệ kinh tế giữa các nước ngày nay, đặc biệt giữa các nước tiên tiến, các nước đang phát triển với các nước nông nghiệp lạc hậu là vấn đề chuyển giao công nghệ.
Theo Luật Chuyển giao công nghệ 2017, chuyển giao công nghệ (CGCN) là chuyển giao quyền sở hữu công nghệ hoặc quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Để hiểu rõ nội dung Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây:

 

Tình trạng pháp lý Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017

Số hiệu: 07/2017/QH14 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 19/06/2017 Ngày hiệu lực: 01/07/2018
Ngày công báo: 25/07/2017 Số công báo: Từ số 515 đến số 516
Tình trạng: Còn hiệu lực

 

Tải xuống Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017

Trước khi tải xuống văn bản pháp luật này, VNNA mời bạn đọc tham khảo nội dung chính của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 như sau:

Quy định mới về Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:

 

– Hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng;

(Luật hiện hành 2006 chỉ yêu cầu các bên ký kết, đóng dấu và có chữ ký tắt của các bên, đóng dấu giáp lai vào các trang của hợp đồng và phụ lục nếu một trong các bên là tổ chức khi có nhu cầu đăng ký hợp đồng)

– Ngôn ngữ trong hợp đồng do các bên thỏa thuận (không còn quy định trường hợp cần giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt).

Ngoài ra, hợp đồng chuyển giao thuộc một trong các trường hợp sau phải đăng ký với cơ quan nhà nước (trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao):

– Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài;

– Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn hoặc NSNN, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.

Mời bạn đọc xem trước và tải xuống văn bản TẠI ĐÂY

 

Dịch vụ sở hữu trí tuệ của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ như:
  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ: đăng ký bản quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu,…;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả hay sở hữu công nghiệp;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục khác.
Trên đây là nội dung chính của Luật Chuyển giao công nghệ 2017, mọi thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 
  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288