Tư vấn bảo hộ SHTT nhãn hiệu cho các doanh nghiệp

Tư vấn bảo hộ SHTT nhãn hiệu cho các doanh nghiệp

Tư vấn bảo hộ SHTT nhãn hiệu cho các doanh nghiệp

Vào ngày 06/08/2024, VNNA đã nhận được lời mời từ Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (sau đây gọi tắt là CN chống giả) tham gia buổi hội thảo chia sẻ về các tiêu chí truy xuất nguồn gốc hàng hóa và vấn đề bảo hộ quyền SHTT nhãn hiệu cho các doanh nghiệp. Thông tin chi tiết, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!

Buổi hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp với 2 nội dung chính như sau:

(1) Xu thế chuyển đổi số tại Việt Nam – Thế giới và giải pháp truy xuất nguồn gốc bằng tem chíp điện tử do đại diện đến từ Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam chia sẻ;

(2) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu do đại diện đến từ Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ VNNA & Associates chia sẻ. 

Tư vấn bảo hộ SHTT nhãn hiệu cho các doanh nghiệp

Các nội dung chính mà VNNA đã chia sẻ trong buổi Hội thảo bao gồm:

  • Chia sẻ các tình huống thực tế gây thiệt hại khi khách hàng không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu kịp thời để rút ra bài học kinh nghiệm;
  • Giấy thiệu sơ bộ về các loại giấy chứng nhận bao gồm: GCN đăng ký quyền tác giả; Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích; Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;
  • Các dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu;
  • Các loại nhãn hiệu hiện nay;
  • Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và biện pháp tự bảo vệ.
VNNA tư vấn bảo hộ SHTT nhãn hiệu cho các doanh nghiệp
VNNA tư vấn bảo hộ SHTT nhãn hiệu cho các doanh nghiệp

Các dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu: 

  • Dấu hiệu chữ: bao gồm chữ, chữ cái, chữ số, cụm từ…. ví dụ như Coca cola, Sony…
  • Dấu hiệu hình: bao gồm hình ảnh, hình vẽ, hình họa ba chiều (không bao gồm phần chữ…)
  • Dấu hiệu kết hợp: có sự kết hợp giữa phần hình và phần chữ. Theo kinh nghiệm trong suốt quá trình tra cứu và đăng ký nhãn hiệu thì VNNA đánh giá rằng đây chính là dấu hiệu có khả năng bảo hộ cao nhất;
  • Hiện nay pháp luật công nhận 1 loại nhãn hiệu mới là nhãn hiệu âm thanh, được thể hiện dưới dạng là các khuôn nhạc và nốt nhạc, tuy nhiên trên thực tế thì dấu hiệu này chưa phổ biến.

Các loại nhãn hiệu: 

  • Nhãn hiệu thông thường; 
  • Nhãn hiệu tập thể: do 1 tập thể làm chủ sở hữu (có thể là HTX hoặc Hiệp hội) làm chủ sở hữu và người sử dụng là chính tổ chức đó + các thành viên. Ví dụ như gà nhiều cựa Tân Sơn tại Phú Thọ;
  • Nhãn hiệu chứng nhận: do 1 tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận đặc tính hàng hóa mà không trực tiếp sản xuất và kinh doanh hàng hóa và người sử dụng có thể là bất kỳ ai chỉ cần sản phẩm đáp ứng các đặc tính đã đặt ra. Ví dụ như: Nhãn hiệu “hàng Việt Nam chất lượng cao” của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh;
  • Nhãn hiệu nổi tiếng: độ phổ biến rộng rãi khắp Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới; ví dụ như: Apple, Samsung,… 

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là hành vi sử dụng những dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho các sản phẩm dịch vụ đó. Vậy có các biện pháp nào để tiến hành bảo vệ nhãn hiệu tránh bị xâm phạm: 

  • Đổi mới mẫu mã thường xuyên (ví dụ như kiểu dáng chai hay bao bì sản phẩm) kết hợp chặt chẽ với việc đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT;
  • Sử dụng tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Hiện nay, giải pháp Truedata của công ty CN chống giả là giải pháp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có khả năng truy vết nguồn gốc sản phẩm từ khâu nhập nguyên liệu cho đến sản xuất, đóng gói, vận chuyển, phân phối và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng. Việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc không chỉ đảm bảo hàng thật, hàng chính hãng mà còn góp phần nâng cao uy tín thương hiệu doanh nghiệp;
  • Các biện mang tính chất mạnh mẽ hơn như đề nghị cơ quan có thẩm quyền vào cuộc như: đề nghị hải quan tạm giữ hàng hóa nghi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đề nghị Cục SHTT hủy bỏ hiệu lực VBBH, hay khởi kiện ra Tòa án/Trọng tài…
  • Ngoài ra còn có các biện pháp khác như gửi thư/công văn đề nghị chấm dứt hành xi xâm phạm nhãn hiệu; ngồi lại đàm phán với nhau;… 
Tư vấn bảo hộ SHTT nhãn hiệu cho các doanh nghiệp
Phó phòng Thu Trang – VNNA chia sẻ về bảo hộ SHTT nhãn hiệu cho các doanh nghiệp

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của VNNA

Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ VNNA & Associates với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là Tư vấn bảo hộ SHTT nhãn hiệu cho các doanh nghiệp của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

  • Email: ip@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288