Có đăng ký được KDCN khi đã bị bộc lộ trên web công ty mình?

Có đăng ký được KDCN khi đã bị bộc lộ trên web công ty mình?

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2019, 2022)

NỘI DUNG CẦN TƯ VẤN

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022), kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.

theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, có một số đối tượng sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp. Trong đó bao gồm:

HÌNH DÁNG DO ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT BẮT BUỘC PHẢI CÓ

Đây là những hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có. Ví dụ: Phần xoắn ốc ở miệng chai là đặc điểm kỹ thuật giúp chai có thể đóng mở nắp linh động; Hay hình tròn của bánh xe là đặc điểm kỹ thuật giúp hạn chế diện tích tiếp xúc từ đó giảm ma sát, mặt khác cấu tạo hình tròn giúp lực phân bổ đều lên bánh xe tạo sự ổn định.

HÌNH DÁNG CỦA CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp không phải là đối tượng bảo hộ KDCN. Điều này xuất phát từ yêu cầu về khả năng áp dụng công nghiệp, các công trình xây dựng không thể sản xuất hàng loạt với hình dạng, cấu tạo giống nhau.

Tuy nhiên, đối với các sản phẩm nhà di động, khung công trình có thể tháo lắp…đáp ứng được yêu cầu về khả năng sản xuất hàng loạt thì vẫn được phép đăng ký và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

HÌNH DÁNG KHÔNG NHÌN THẤY ĐƯỢC KHI SỬ DỤNG

Kiểu dáng công nghiệp giúp thúc đẩy sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với một dòng sản phẩm thông qua hình dáng bắt mắt, hợp thị hiếu người dùng. Do vậy, nếu kiểu dáng không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm thì sẽ không đạt được yêu cầu về bản chất của hoạt động bảo hộ.

Ví dụ: Khi mua ô tô ta sẽ quan tâm đến hình dáng bên ngoài của xe, chứ không quan tâm đến hình dáng của động cơ như thế nào. Bởi vì trong quá trình sử dụng, động cơ là phần không được nhìn thấy. Do vậy, động cơ của xe sẽ không phải là đối tượng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

ĐỐI TƯỢNG VI PHẠM ĐẠO ĐỨC, ẢNH HƯỞNG TRẬT TỰ, AN NINH, QUỐC PHÒNG

Theo quy định, những hình dáng vi phạm với thuần phong mỹ tục hay chuẩn mực đạo đức xã hội sẽ không được phép đăng ký bảo hộ.

Ngoài ra, nếu đối tượng gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, quốc phòng cũng sẽ không được bảo hộ dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp. Ví dụ như các kiểu dáng có chưa quốc kỳ, quốc huy…

Thực trạng vi phạm kiểu dáng công nghiệp - Đăng ký bảo hộ thương hiệu

AI CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

  • Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định.

Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp được phép chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ

Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới;
  • Có tính sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Theo khoản 4 Điều 65 của Luật Sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

  • Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký;
  • Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
  • Kiểu dáng công nghệp được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Kiểu dáng công nghiệp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 điều 56 dù đã bộc lộ nhưng vẫn không bị mất tính mới và có khả năng đăng ký. Còn đối với trường hợp cá nhân hoặc tổ chức bộc lộ kiểu dáng lên website công ty sẽ bị coi là mất đi tính mới và không đủ kiều kiện đăng ký KDCN vì không thuộc các trường hợp đặc biệt.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của VNNA

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến kiểu dáng công nghiệp như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu kiểu dáng công nghiệp và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho kiểu dáng;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại kiểu dáng dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của VNNA cho các doanh nghiệp, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288