Ngành thời trang Việt Nam là một ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc gia. Để tồn tại và phát triển trong ngành này, các doanh nghiệp phải đáp ứng được sự đa dạng và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Các thương hiệu phải liên tục cập nhật xu hướng mới nhất, sáng tạo ra những thiết kế độc đáo và mang lại giá trị thẩm mỹ cho khách hàng. Tuy nhiên việc các mẫu thời trang cụ thể là giày dép bị làm nhái không phải điều hiếm gặp. Để có thể bảo vệ tối đa quyền lợi của cá nhân và tổ chức, VNNA mời bạn đọc tham khảo bài viết “Đăng ký kiểu dáng thiết kế giày dép” để biết thêm thông tin chi tiết!
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2019, 2022)
NỘI DUNG CẦN TƯ
1.Đăng ký độc quyền sản phẩm giày dép là gì?
- Kiểu dáng sản phẩm giày dép là hình dáng bên ngoài hay thiết kế bên ngoài của sản phẩm giày dép, có thể là sự kết hợp của các form dáng, đường viền, nếp gấp, hoa văn, các mảng màu… của sản phẩm giày dép. Đối với một số hãng giày dép, kiểu dáng sản phẩm giày dép cũng là cá tính, là yếu tố nhận diện, và thông qua đôi giày, khách hàng có thể nhận biết sản phẩm giày dép đó là của hãng nào, như hãng Dr Martens (hay được biết đến với tên “Đốc Tờ”) với kiểu dáng giày đế cao, “hầm hố” trong giới trẻ; hay là hãng giày dép Crocs với những đôi sandal có phần đầu trông giống con cá sấu và mặt trên của giày dép có nhiều lỗ tròn.
- Theo quy định, kiểu dáng sản phẩm giày dép được bảo hộ dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp.
- Khái niệm kiểu dáng công nghiệp được quy định cụ thể tại Khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ
Để độc quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp, ngăn chặn người khác sử dụng mẫu sản phẩm giày dép của bạn để kinh doanh, xử lý sản phẩm giày dép giả, Bạn phải đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm giày dép và được cấp văn bằng bảo hộ.
2.Điều kiện bảo hộ sản phẩm giày dép
Một sản phẩm giày dép muốn được bảo hộ dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp, thì sản phẩm giày dép đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bao gồm: Có tính mới; Có tính sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp.
- Tính mới của sản phẩm giày dép theo yêu cầu bảo hộ đối với Kiểu dáng công nghiệp:
Kiểu dáng của giày dép phải có tính mới trên phạm vi toàn thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố, sử dụng hoặc bất kỳ hình thức nào khác. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ cho việc bộc lộ công khai kiểu dáng công nghiệp ra bên ngoài, nhưng vẫn được xem là chưa bị mất tính mới.
- Tính sáng tạo của sản phẩm giày dép theo yêu cầu bảo hộ đối với Kiểu dáng công nghiệp:
Tính sáng tạo có nghĩa là kiểu dáng của giày dép không thể được tạo ra một cách dễ dàng
- Khả năng áp dụng công nghiệp của sản phẩm giày dép theo yêu cầu bảo hộ của Kiểu dáng công nghiệp:
Kiểu dáng của giày dép phải có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
3. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng thiết kế giày dép gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký độc quyền sản phẩm giày dép gồm có:
- Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Bản mô tả sản phẩm giày dép, nội dung gồm: Tên sản phẩm giày dép, thiết kế sản phẩm giày dép tương tự gần nhất với thiết kế mà bạn đăng ký, liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ, mô tả chi tiết sản phẩm giày dép và yêu cầu bảo hộ sản phẩm giày dép.
- Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ sản phẩm giày dép;
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng quyền đăng ký của người khác).
4. Phí đăng ký sản phẩm giày dép là bao nhiêu?
Thông thường, chi phí tối thiểu để đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho 1 sản phẩm giày dép có 1 phương án với 07 ảnh chụp hoặc bản vẽ là 1.810.000đ. Chi phí này chưa bao gồm:
Chi phí cấp văn bằng bảo hộsản phẩm giày dép: 660.000đ/một sản phẩm có một phương án với 07 ảnh chụp hoặc bản vẽ;
Chi phí dịch vụ trong trường hợp bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn và đại diện nộp đơn đăng ký độc quyền sản phẩm giày dép tại các Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.
5. Đăng ký kiểu dáng thiết kế giày dép được bảo hộ độc quyền bao nhiêu năm?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ: “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.”
Như vậy, thời hạn bảo hộ sử dụng độc quyền kiểu dáng sản phẩm giày dép là 05 năm tính từ ngày nộp đơn, nếu sau thời hạn 05 năm này bạn vẫn muốn được tiếp tục bảo hộ kiểu dáng sản phẩm giày dép thì có thể thực hiện thủ tục gia hạn.
Việc gia hạn được thực hiện 02 lần liên tiếp với thời hạn mỗi lần là 05 năm.
Như vậy, thời hạn tối đa để bảo hộ độc quyền cho sản phẩm giày dép là 15 năm.
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến kiểu dáng công nghiệp như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng;
- Thực hiện tra cứu kiểu dáng công nghiệp và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho kiểu dáng;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại kiểu dáng dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của VNNA về cho các doanh nghiệp, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288