Quy định về sử dụng nhãn hiệu gây tương tự với nhãn hiệu khác

Quy định về sử dụng nhãn hiệu gây tương tự với nhãn hiệu khác

Quy định về sử dụng nhãn hiệu gây tương tự với nhãn hiệu khác

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hằng năm nhận được rất nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu từ các chủ đơn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, không phải nhãn hiệu nào khi nộp đơn đăng ký cũng được Cục SHTT chấp nhận bảo hộ. Một trong số những lý do phổ biến nhất mà Cục SHTT đưa ra để từ chối bảo hộ nhãn hiệu là sự tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu xin đăng ký với nhãn hiệu đã được nộp đơn/đăng ký trước đó tại Việt Nam hoặc thông qua các Hiệp ước liên quan đến sở hữu trí tuệ mà Việt nam là thành viên. Trong bài viết này, VNNA mời bạn đọc tham khảo các thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về sử dụng nhãn hiệu gây tương tự với nhãn hiệu khác”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc!

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Thông tư 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp 
  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

NỘI DUNG CẦN TƯ VẤN

I. Quy định pháp luật về sử dụng nhãn hiệu gây tương tự với nhãn hiệu khác

Thế nào là sử dụng nhãn hiệu tương tự nhãn hiệu của người khác?

  • Căn cứ theo điểm c Điều 39.8 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sử dụng nhãn hiệu tương tự nhãn hiệu của người khác là việc sử dụng dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu:
  • Dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc hoặc/và nội dung hoặc/và cách phát âm hoặc/và ý nghĩa hoặc/và hình thức thể hiện đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc;
  • Dấu hiệu chỉ là bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ nhãn hiệu đối chứng nếu nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng.

Hàng hóa hoặc dịch vụ được coi là tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ khác khi nào?

  • Một là, chúng có bản chất gần giống nhau và có cùng mục đích sử dụng. Chẳng hạn mặt hàng Vải vóc và Quần áo, hai mặt hàng này có cùng chức năng sử dụng, bản chất chúng gần như nhau. Hoặc dịch vụ Cho thuê xe tự lái và dịch vụ Taxi, hai dịch vụ này đều liên quan đến phương tiện vận chuyển, mục đích tương đối giống nhau dễ gây nhầm lẫn.
  • Hai là, chúng có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo…) hoặc cùng chức năng, mục đích sử dụng. Chẳng hạn như quần áo và giày dép.
  • Ba là, tương tự nhau về bản chất, chẳng hạn sản phẩm nước khoáng và sản phẩm nước ngọt có ga, về bản chất chúng đều là nước uống đóng chai.
  • Bốn là, tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng, chẳng hạn sản phẩm nồi áp xuất và nồi chiên, đều là sản phẩm được sử dụng với mục đích nấu nướng trong nhà bếp.
Quy định về sử dụng nhãn hiệu gây tương tự với nhãn hiệu khác
Quy định về sử dụng nhãn hiệu gây tương tự với nhãn hiệu khác

Tổng hợp đánh giá khả năng tương tự giữa các nhãn hiệu

Theo quy chế thẩm định nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ, tất cả các tình huống sau đây đều có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng:

  • Dấu hiệu trong Nhãn hiệu dự định đăng ký trùng VÀ sản phẩm/dịch vụ trùng với Nhãn hiệu đối chứng;
  • Dấu hiệu trong Nhãn hiệu dự định đăng ký trùng VÀ sản phẩm/dịch vụ tương tự với Nhãn hiệu đối chứng;
  • Dấu hiệu trong Nhãn hiệu dự định đăng ký tương tự VÀ sản phẩm/dịch vụ trùng với Nhãn hiệu đối chứng;
  • Dấu hiệu trong Nhãn hiệu dự định đăng ký tương tự VÀ sản phẩm/dịch vụ tương tự với Nhãn hiệu đối chứng.

Chỉ cần Nhãn hiệu dự định đăng ký nằm trong một trong bốn trường hợp kể trên, nhãn hiệu này bị coi là không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo Luật SHTT, do đó, bị từ chối cấp văn bằng tại Việt Nam.

Sử dụng nhãn hiệu tương tự nhãn hiệu của người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 15 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, hành vi sử dụng nhãn hiệu tương tự nhãn hiệu của người khác có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc dân sự.

Thẩm quyền xử lý hành vi sử dụng nhãn hiệu tương tự nhãn hiệu của người khác

Theo Khoản 1 Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, thẩm quyền xử lý hành vi sử dụng nhãn hiệu tương tự nhãn hiệu của người khác gồm các cơ quan: Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp.

II. Thực trạng sử dụng nhãn hiệu tương tự nhãn hiệu của người khác hiện nay

  • Trước bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc xây dựng, phát triển mới cũng như giành giật từng chút thị phần đã và đang trở nên ngày càng khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, nhãn hiệu của doanh nghiệp có thể bị rơi vào trong những nguy cơ rủi ro pháp lý.
  • Trong đó, không thể không kể đến việc nhãn hiệu của doanh nghiệp bị từ chối bảo hộ vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã đăng ký trước đó. Mỗi doanh nghiệp cần trang bị cho mình kiến thức pháp lý nhằm tránh cho nhãn hiệu của doanh nghiệp bị từ chối do sử dụng nhãn hiệu tương tự nhãn hiệu của người khác, cũng như việc bảo vệ quyền lợi của mình khi có hành vi xâm phạm sử dụng nhãn hiệu tương tự nhãn hiệu của mình.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của VNNA

Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ VNNA & Associates với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là Tư vấn bảo hộ SHTT nhãn hiệu cho các doanh nghiệp của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288