Tác giả cần làm gì khi bị copy bài viết?

Tác giả cần làm gì khi bị copy bài viết?

Tác giả cần làm gì khi bị copy bài viết?

Copy tác phẩm, bài viết mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Hành vi này đang diễn ra ngày càng phổ biến và không kiêng dè trở thành nỗi ám ảnh của tác giả trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Đây là một tình trạng rất đáng báo động. Trong bài viết dưới đây, IP Ngọc Anh sẽ làm rõ hơn vấn đề “Tác giả cần làm gì khi bị copy bài viết?” Hy vọng bài viết cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho các Quý đọc giả. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
  • Nghị định 17/2023/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung cần tư vấn

Tác phẩm là gì?

Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào (Khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Người sáng tác ra tác phẩm hoặc chủ sở hữu sản phẩm sẽ có quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Nếu tự ý sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp không xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 25, 25a, 26 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.

Hành vi sao chép tác phẩm bị xử lý như thế nào?

Về xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý sao chép tác phẩm. Theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, người thực hiện hành vi sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm. Một điều lưu ý là mức tiền phạt này áp dụng đối với cá nhân, mức tiền phạt đối với tổ chức cho hành vi này sẽ gấp 02 lần khung phạt tiền cho cá nhân.

Hơn nữa, người thực hiện hành vi sao chép tác phẩm còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2017), cụ thể:

– Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện hành vi sao chép tác phẩm, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Tác giả cần làm gì khi bị copy bài viết?
Tác giả cần làm gì khi bị copy bài viết?

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
  • Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

– Ngoài ra,  người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tự ý sao chép tác phẩm sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP và truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015, trừ các trường hợp sao chép tác phẩm theo Điều 25, 25a, 26 Luật Sở hữu trí tuệ.

Thực trạng copy bài viết của người khác hiện nay

  • Những nhà sáng tạo nội dung đang vô cùng ám ảnh với hàng loạt các hành vi sao chép từ nội dung đến hình ảnh, video,.. Các hành vi này diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là trên không gian mạng. Chỉ với một thao tác đơn giản, một cú nhấp chuột thì nội dung, hình ảnh, video của bạn sẽ biến thành của người khác và ngang nhiên được đặt tiêu đề khác với một tác giả khác.
  • Có nhiều bài viết đã bị copy toàn bộ sang các trang web khác, bài viết khác mà không ghi nguồn. Có những trang copy ghi nguồn trích dẫn nhưng lại mù mờ, viết tắt tùy tiện, dịch nghĩa cẩu thả, làm sai nội dung bài viết.
  • Mặc dù tình trạng này diễn ra rất nhiều nhưng hiếm khi có sự lên tiếng của chủ sở hữu quyền tác giả. Chính vì vậy mà càng ngày càng có nhiều tác phẩm bị sao chép và bị dần coi thành lệ và không nghĩ rằng đây là một hành vi sai phạm.

Khi bị người khác copy bài viết cần làm gì?

Trên không gian mạng, nếu phát hiện người khác copy bài viết, bạn nên sử dụng một số công cụ trên google hoặc liên hệ với quản lí trang web để xử lí. Nếu nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, tác giả nên báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu tác giả. Đương nhiên khi đó tác giả bài viết phải chứng minh được đó là tác phẩm do mình sáng tạo, bởi hiện nay có rất nhiều đối tượng sao chép bài viết và biến thành tác phẩm của mình vô cùng tinh vi.

Làm thế nào để ngăn chặn việc người khác copy bài viết của mình?

  • Để ngăn chặn người khác copy bài viết của mình, tác giả bài viết có thể áp dụng một số phương pháp như: ngăn chống copy bằng plugin hoặc code; công cụ DMCA.COM; Cảnh báo bằng điều khoản trên Website; Report tố cáo với Google Webmaster;…
  • Đây chỉ là một số phương pháp để mọi người tham khảo khi đăng tải các bài viết của mình trên không gian mạng và nó chỉ mang tính tương đối. Phần lớn cần phụ thuộc vào ý thức của mỗi người.
  • Hiện nay quyền tác giả không bắt buộc phải đăng kí bảo hộ vì được bảo hộ tự động, tuy nhiên chủ sở hữu quyền tác giả vẫn nên đăng kí bảo hộ, để lấy cơ sở cụ thể bảo vệ quyền lợi của bản thân nếu có hành vi xâm phạm

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác giả như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng;
  • Thực hiện đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm tại Cục bản quyền.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Tác giả cần làm gì khi bị copy bài viết?”, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.